Thủy tức được biết đến với cấu tạo cơ thể cùng với cách sinh sản độc đáo, là loài vật được các nhà khoa học, nhà sinh vật học nghiên cứu, khám phá bao lâu nay. Chúng có khả năng sống sót mãnh liệt thường hiếm thấy ở các loài sinh vật khác, hãy cùng nhau khám phá những điều thú vị ở loài vật này nhé!
Khái niệm của thủy tức có thể bạn chưa biết
Thủy tức còn được biết đến với tên gọi là hủy tức – Một chi động vật bậc thấp ngành ruột khoang, nơi ở của chúng thường là những vũng nước ngọt như: Ao tù, đầm, hồ. Ngoại hình dạng ống dài với nhiều tua (xúc tu) mọc đối xứng, chúng di chuyển theo kiểu lộn đầu hoặc sâu đo.
Có xuất phát từ các vùng ôn đới và nhiệt đới, đây là loài vật từ lâu đã thu hút những nhà sinh học bởi khả năng tái sinh đặc biệt của chúng, dường như đây là loài không chết vì tuổi già và có thể chẳng bao giờ già. Đáng chú ý hơn, những tế bào của chúng khi bị phân tách ra vẫn có thể phục hồi, chỉ sau 1 tuần sẽ được hợp lại hoàn chỉnh.
Loại vi sinh vật này sinh sản vô tính trong bể cá, bạn nên dọn dẹp bể thường xuyên để tiêu diệt môi trường sinh sống của chúng. Người nuôi cá luôn coi chúng như một loài gây hại, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của những động vật sống trong bể.
Tìm hiểu hình dạng và cấu tạo của loài thủy tức
Đây là loài có khả năng sinh trưởng, sinh sản đặc biệt của ngành ruột khoang, vậy chúng có hình dạng ra sao, cấu tạo như thế nào mà lại khiến bản thân “ bất tử “ đến như vậy? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu, khám phá những bí ẩn có trong loài sinh vật kỳ lạ này nhé!
Hình dạng thủy tức có gì đặc biệt?
Thân hình chúng có dạng hình trụ dài, cơ thể đối xứng tỏa tròn, phía trên thân là lỗ miệng, ở dưới thân có đế để bám vào giá và xung quanh có 8 xúc tu miệng tỏa ra dài gấp nhiều lần cơ thể. Xúc tu sẽ co ngắn lại thực hiện chức năng săn mồi, giúp chúng di chuyển dễ dàng, việc chạy trốn kẻ thù trở nên hiệu quả nhờ các tua đặc biệt này.
Thông tin về cấu tạo cơ thể của thủy tức
Đặc điểm cơ thể của loài này khá nổi bật với khoang ruột rõ ràng, phát triển về phương cách tiêu hóa ngoại bào và thực hiện cắt những thức ăn thành các mảnh nhỏ, vụn trong ruột rồi thực hiện tiêu hóa nội bào. Có 1 điểm đặc biệt ở loài này là ruột của chúng chỉ có duy nhất một đầu ra nên có vai trò là miệng và hậu môn.
Khi ăn thức ăn to, thủy tức sẽ cần phải tiêu hóa hết, sau đó chúng phun ra những thứ không tiêu hóa được mới có thể ăn tiếp. Do không thể lưu trữ được lâu nên chúng cần tận dụng tiêu hóa nội bào giúp tiêu hóa nhanh hơn lượng thức ăn chúng vừa nạp vào.
Thủy tức có cấu tạo bởi 2 lớp tế bào cùng thành cơ xen giữa, ở thành ngoài có các tế bào mô bì cơ chứa nhân ngoài cùng với tơ cơ xếp dọc theo chiều dài của cơ thể ở bên trong có chức năng bảo vệ mô bì. Những tế bào gai cũng phân bố khắp cơ thể và tập trung nhiều ở tua miệng với vai trò tấn công và tự vệ khi cần thiết.
Tế bào thần kinh của chúng có hình sao cùng các rễ liên kết tạo nên hệ thần kinh mạng lưới đặc trưng của ruột khoang, mạng lưới liên kết rễ tế bào cảm giác và gốc tế bào mô bì cơ cùng tế bào gai tạo cung phản xạ, lần đầu xuất hiện ở động vật đa bào. Tế bào trứng được hình thành từ tuyến hình cầu, tinh trùng từ tuyến hình vú.
Môi trường sống thủy tức như thế nào?
Thủy tức sống trong môi trường nước ngọt như: Ao, đầm lầy, giếng, chúng thường bám vào các cây thủy sinh như: Rong, rêu của các đồng ruộng, rau muống nước bằng những xúc tu. Môi trường sống thuận lợi sẽ là điều kiện giúp loài sinh vật “bất tử” này ngày càng phát triển với số lượng lớn.
Thủy tức thường di chuyển bằng cách nào?
Cách thức di chuyển thường là một câu hỏi thường xuyên được đề cập khi nhắc về loài sinh vật này. Chúng có hai cách di chuyển độc đáo là kiểu sâu đo và di chuyển kiểu lộn đầu, tận dụng linh hoạt lợi thế của cơ thể cùng những xúc tu bám vào giá thể khiến cho việc di chuyển và chạy trốn kẻ thù rất nhanh và hiệu quả.
Thủy tức sẽ di chuyển theo kiểu sâu đo với hướng từ trái sang phải, chúng cắm đầu xuống đất làm trụ đỡ sau đó co và duỗi cơ thể ra liên tục giống như loài sâu. Cơ thể của chúng sẽ trườn lên mỗi khi di chuyển, đây là kiểu di chuyển rất phổ biến ở những loài động vật không có chân.
Di chuyển kiểu lộn đầu là cách thức rất đặc biệt mà những loài khác không có, chúng cũng di chuyển từ trái sang, đế sẽ làm trụ cong thân, đầu cắm xuống đất. Sau đó, đầu lại làm trụ cong thân và tiếp tục di chuyển với tư thế như vậy.
Đặc điểm dinh dưỡng của loài
Như đã tìm hiểu, loài sinh vật này có tua miệng chứa nhiều tế bào gai với khả năng tự vệ và bắt mồi rất tốt, khi đói, chúng sẽ đưa tua quờ quạng xung quanh, nếu chạm được con mồi, tế bào tua gai lúc này sẽ lập tức phóng ra làm tê liệt. Khi con mồi bị dính vào tua, thủy tức cho vào miệng, thực hiện quá trình tiêu hóa nội bào.
Quá trình sinh sản của thủy tức diễn ra như thế nào?
Thủy tức có thể sinh sản bằng cách đâm chồi khi ở điều kiện thuận lợi, nếu điều kiện sống trở nên khó khăn hơn, chúng sẽ lựa chọn phương pháp sinh sản hữu tính. Những hợp tử đã hình thành với vỏ bọc bảo vệ sẽ sống tiềm sinh cho đến khi có điều kiện thuận lợi, lúc này chúng sẽ tiếp tục phát triển.
Hình thức sinh sản vô tính của loài thủy tức
Ở hình thức sinh sản này, những chồi mọc lên từ vùng sinh chồi sẽ nằm ở giữa cơ thể, ban đầu sẽ là 1 một mấu lồi, về sau lớn dần lên. Lỗ miệng sẽ xuất hiện những tua miệng của con non, nghĩa là con non sau đó sẽ tách khỏi cơ thể của mẹ để trở thành một cơ thể độc lập, bắt đầu quá trình hình thành một cơ thể mới.
Kiểu sinh sản tái sinh đặc biệt
Hợp tử sau khi được hình thành và bảo vệ bởi những vỏ bọc, chúng sẽ sống tiềm sinh cho đến khi điều kiện môi trường thuận lợi hơn mới tiếp tục phát triển. Có một điều đặc biệt là thủy tức có khả năng tái tạo lại toàn bộ cơ thể của mình dù chỉ còn một bộ phận ở trong điều kiện môi trường đặc biệt.
Phương thức sinh sản hữu tính ở chi đông vật bậc thấp
Loài vật này sẽ chuyển sang hình thức sinh sản hữu tính nếu điều kiện môi trường sống gặp khó khăn, những tế bào trứng lúc này sẽ được tinh trùng của con đực di chuyển đến để thụ tinh. Sau đó, trứng sẽ được phân cắt nhiều lần tạo thành những con non, quá trình này thường xảy ra vào mùa lạnh, khi chúng thiếu thức ăn.
Kết luận
Bài viết trên là những chia sẻ về cấu tạo cơ thể, các đặc điểm sinh sản và môi trường sống của thủy tức. Hy vọng qua bài viết, chúng tôi có thể giải đáp những thắc mắc của bạn về loài chi động vật bậc thấp này.