Cá rồng được biết đến là loài cá đẹp với dáng bơi thanh thoát, uyển chuyển tựa như rồng và mang đến tài lộc, may mắn nên được rất nhiều người yêu thích. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin về tập tính, kỹ thuật chăm sóc cùng cách phòng bệnh hiệu quả khi nuôi giống cá này nhé!
Tìm hiểu về nguồn gốc cá rồng
Cá rồng là cá lưỡi xương, đầu của loài này có nhiều xương với phần thân thuôn dài được che phủ bằng các vảy lớn và nặng. Đây là giống cá có thể thay đổi vị trí hô hấp ngoài, lấy oxy từ không khí bằng cách hút vào bàng quang với những mao mạch dày đặc như mô phổi.
Chúng có nguồn gốc từ hệ thống sông Amazon và có thể phát triển dài hơn 1 mét trong điều kiện nuôi nhốt và 1,2 mét trong tự nhiên. Được biết ở Trung Quốc, loại cá này còn được gọi là cá rồng bạc, được các nhà nuôi cá cảnh Đông Á ưa chuộng bởi chúng giống với con rồng của Trung Quốc, là một biểu tượng may mắn.
Tùy thuộc vào hệ thống phân loại được sử dụng, có đến 10 loại cá thường được nuôi làm thú cưng: 4 loại từ châu Á, 3 từ Nam Mỹ, 2 từ Úc và 1 từ châu Phi. Cá rồng châu Á là loài nguy cấp và đã bị cấm ở Hoa Kỳ, nó là một biểu tượng cho địa vị của những người đàn ông châu Á giàu có.
Đặc điểm ngoại hình đặc biệt cá rồng
Đây là loài cá nước ngọt được nuôi làm cá cảnh phong thủy nên kích cỡ của chúng chỉ thuộc dạng trung bình với chiều dài cơ thể từ 20 – 70cm, cân nặng dao động từ 1 – 4kg. Thân hình tương đối thon, dài, có xu hướng bẹt về 2 bên tạo lợi thế di chuyển rất nhanh, vảy của chúng rất to, vây ngực, lưng, vây hậu môn và râu miệng khá dài.
Phần đầu cá rồng tương đối bằng phẳng, cân đối so với trọng lượng cơ thể, loài cá này có 1 điểm đặc biệt là không bao giờ nhắm mắt vì mắt của chúng không có mí. Tuy mũi có cấu tạo bé nhưng đây là công cụ tìm kiếm thức ăn và xác định môi trường sống, bộ râu ở miệng có tác dụng xác định vị trí con mồi 1 cách chuẩn xác.
Sở dĩ loài cá này được người ta gọi như thế vì phần vảy và vây của chúng rất to gần giống với vảy rồng. Những chiếc vảy to lấp lánh cùng nhiều màu sắc đã góp phần tạo nên giá trị của loài cá cảnh này.
Tập tính và sinh sản của cá rồng có gì đặc biệt?
Cá rồng là dòng cá tương đối hiền lành, rất dễ nuôi, thế nên bạn vẫn có thể nuôi cá cùng với các loài cá khác như: Cá hồng két, cá phát tài, cá hoàng bảo yến, cá hải tượng, … Ngoài ra, đây cũng là loài cá có quá trình sinh sản đặc biệt, chúng đẻ trứng nhưng quá trình ấp trứng của lại khác biệt hoàn toàn so với những dòng cá khác.
Sau khi cái kết thúc quá trình đẻ trứng, cả cá đực và cá cái sẽ ngậm những trứng đã được thụ tinh vào khoang miệng để tiến hành ấp. 4-8 tuần sau đó, cá con nở ra sẽ chui khỏi khoang miệng của cá bố mẹ để kiếm ăn, khi gặp nguy hiểm chúng vẫn có thể chui vào trong miệng cá bố mẹ để lẩn trốn một cách an toàn.
Ý nghĩa trong phong thủy của loài cá quý này là gì?
Trong văn hóa của người Á Đông, loài cá này là biểu tượng mang đến sự bình an, thịnh vượng, may mắn và gặp nhiều thuận lợi trong đời sống. Ở Trung Hoa, đây là loài cá hóa thân của thần long nên có năng lực đem lại sự giàu sang, sung túc đồng thời giúp gia chủ trấn giữ nhà cửa, trừ tà ma, xui xẻo.
Người ta nói rằng, nếu trong gia đình có nuôi một chú cá rồng sẽ thu hút được nhiều vận may, tài lộc, cuộc sống cũng hòa thuận và hạnh phúc. Tuy nhiên, trước khi có ý định đặt bể cá trong nhà, bạn nên tham khảo yếu tố phong thủy như: Tuổi, cung mệnh, hướng đặt,… Để lựa chọn được màu sắc, giống cá hợp với mình nhất.
Những dòng cá rồng nổi tiếng trên thế giới
Được biết đến là loài cá mang giá trị thẩm mỹ cao, thu hút tài lộc nên loài cá này rất phổ biến và được ưa chuộng nhiều tại nước ta. Có rất nhiều dòng cá nổi tiếng mang hình dáng và màu sắc xinh đẹp khác nhau, được những người chơi cá cảnh yêu thích.
Cá rồng đỏ – Huyết long
Loài cá này còn có tên gọi khác là huyết long có nguồn gốc từ Indonesia, giống cá được nhiều người biết đến và mong muốn sở hữu nhất. Toàn thân huyết long được bao phủ bởi bộ vảy màu đỏ sẫm, hơi ánh kim, có chiều dài khoảng 26cm, khi toàn thân ánh lên sắc đỏ không pha trộn với màu vàng, nâu mới được coi là cá rồng đỏ chuẩn.
Kim Long quá bối được ưa chuộng nhất thị trường Việt
Với tên gọi khác là cá rồng Kim Long Malaysia, đây được biết đến là dòng cá đẹp và đắt nhất thị trường chỉ sau huyết long. Phần đầu của chúng nhô về phía trước, thân hình có phần ngắn hơn so với những dòng khác, chúng có chiều dài trong khoảng 15cm, thân hình hơi vàng cùng với phần vảy tương đối to và lấp lánh vô cùng đẹp.
Kim Long hồng vỹ – Dòng cá đặc biệt
Cá Kim Long hồng vĩ được biết với tên gọi là Red Tail Golden, xuất xứ từ Indonesia, chúng có thân hình nhỏ và khá dài. Khi còn nhỏ, cá có màu hơi đỏ nhưng đến tuổi trưởng thành sẽ chuyển màu cùng với lớp vảy vàng óng ánh, điểm đặc biệt của loài cá này là 2 bên mang như được dát vàng, vây đuôi, lưng có màu vàng đỏ bắt mắt.
Loài cá rồng Ngân long Albino
Ngân Long Albino có chiều dài cơ thể lên đến 1,2 m., nhìn từ xa, thân hình cá giống một chiếc dao bầu với phần vảy to và phần hàm miệng rất trề. Khi còn nhỏ, loài cá này thường có màu xanh ánh kim hoặc là cam, phần đầu và vây xung quanh màu hồng nhạt, khi phát triển, vảy của chúng chuyển sang màu bạc trắng.
Kỹ thuật nuôi cá rồng đúng cách là như thế nào?
Cá rồng là loài cá cảnh đẹp với lớp vảy to cùng các màu sắc óng ánh như rồng mang đến vẻ đẹp độc đáo. Nếu bạn đang có ý định muốn nuôi loài cá này thì hãy cùng tham khảo những chia sẻ sau để có thêm thông tin hữu ích trong việc nuôi cá giúp mang lại hiệu quả cao nhất.
Lựa chọn giống cá rồng như thế nào là chất lượng?
Giống cá là yếu tố quyết định cho sự phát triển của chúng về sau, bạn nên tránh lựa những con có thân hình quá to, quá nhỏ hay dị dạng, loại cá có kích thước to, dài sẽ đảm bảo sức khỏe tốt. Hãy quan sát và lựa chọn những con cá có tư thế bơi cân bằng, vây xòe ra trong lúc bơi vì đây là giống cá tốt.
Môi trường sống được đảm bảo
Vì dễ nhạy cảm với ánh sáng nên chúng cần sống trong môi trường thường xuyên tiếp nhận ánh sáng mặt trời, việc tắt đèn vào buổi tối sẽ làm cá hoảng loạn nhảy lung tung và bị thương. Cá rồng nhảy rất cao nên bể nuôi cần đậy nắp, chừa 1 khoảng trống nhỏ hơn đầu cá, dùng nắp nặng hơn với cá to để chúng không đẩy nổi.
Nhiệt độ nước lý tưởng là 28 – 32 độ C, nếu thấp hơn 28 độ sẽ làm bệnh phát triển, nhưng cao hơn 32 độ sẽ làm tế bào mềm xung quanh đầu cá bị nhăn hơn. Độ PH lý tưởng giúp cá lên màu đẹp là từ 6,5 – 7,5, nếu độ PH thay đổi đột ngột, cá sẽ dễ bệnh và chết, cần thường xuyên kiểm tra độ PH để cá được đảm bảo an toàn.
Thức ăn nuôi cá rồng giúp lớn nhanh, khỏe mạnh
Thức ăn tốt nhất cho loài cá này là: Tôm nhỏ, gián, dế, nhái con, thức ăn khô,… Tôm nhỏ giúp cá lên màu đỏ đẹp. Đối với cá dưới 25cm chỉ nên cho ăn 2 – 3 lần 1 ngày, cá lớn hơn 1 lần 1 ngày, không để thức ăn thừa trong hồ vì sẽ gây ô nhiễm khiến cá bệnh, sau bữa ăn, dùng vợt vớt thức ăn thừa và phân cá ra khỏi hồ sớm nhất có thể.
Cách phòng bệnh hiệu quả cho cá rồng
Khi nuôi trong nguồn nước bị ô nhiễm hoặc cá bị trầy xước ở mắt sẽ gây ra tình trạng cá bị đục mắt. Lúc này, bạn hãy thay ⅓ lượng nước có trong bể sau đó cho thêm muối để tăng tính kháng khuẩn.
Bên cạnh những bệnh liên quan đến sức khỏe, cá rồng còn có thể mắc những chứng bệnh về tâm lý như khi bị stress, chúng sẽ bỏ ăn, nằm 1 chỗ và thả mình theo dòng nước. Nguyên nhân do nơi ở có nhiều cá nhỏ, nguồn nước bị ô nhiễm, bạn nên thường xuyên vệ sinh hồ sạch sẽ và chỉ nên nuôi 1 – 2 loài cá nhỏ khác trong bể.
Những loại cá có thể nuôi với cá rồng ở tầng trung
Cá hồng két cũng là 1 loài cá cảnh nước ngọt có thể nuôi cùng cá rồng, đây là loài có ngoại hình nổi bật vì lúc nhỏ chúng có màu da cam và chuyển dần thành đỏ khi trưởng thành. Trong phong thủy, cá hồng két là biểu tượng của sự bình an, may mắn, tuy là loài khá lành tính nhưng khi mang thai thì phải cẩn thận vì chúng sẽ hơi dữ.
Cá hỏa tiễn khi được nuôi chung với cá rồng sẽ tạo nên vẻ đẹp vô cùng huyền bí, ngoại hình của loài này rất ấn tượng vì nó giống quả ngư lôi, lớp da màu ô liu hay nâu sẫm với các đốm đen độc lạ. Điểm nổi bật ở loài này là hàm răng rất sắc nhọn và được gọi với nhiều tên như: Cá sấu hỏa tiễn, cá nhái đốm, cá sấu mõm dài,…
Cá bảo yến có nguồn gốc từ Amazon, da có màu vàng cùng với một ít vạch đen, hàm dưới của chúng nhô ra, thân cá thuôn dài, phần vây lưng hình chữ V với màu mắt đỏ thẫm trông rất độc đáo. Đặc biệt, cá bảo yến rất ham ăn nên chúng thường ăn đồ thừa của cá rồng giúp nước trong hồ được sạch hơn, tránh mắc các bệnh ngoài da.
Cá hải tượng là loài cá nước ngọt nổi tiếng có xuất xứ từ sông Amazon, chúng được nằm trong danh sách những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới với giá trị rất đắt đỏ. Cá hải tượng có bộ vảy màu ghi pha chút xanh lơ, vảy bụng màu ánh đỏ, khi nuôi chung với cá rồng sẽ làm cho hồ cá thêm sang trọng và ấn tượng.
Kết luận
Trên đây là những kiến thức hữu ích về cách chăm sóc cùng kỹ thuật nuôi cá rồng hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn và chọn được dòng cá ưng ý mang đến nhiều may mắn, tài lộc, bình an cho gia đình.