Kinh nghiệm nuôiCá ngân long - Cá phong thuỷ thu hút tài lộc cho...

Cá ngân long – Cá phong thuỷ thu hút tài lộc cho gia chủ

Cá ngân long được biết đến là một loại cá thuộc dòng cá rồng, được nhiều người lựa chọn do các đặc điểm phong thuỷ của nó. Không chỉ biểu tượng cho sự may mắn mà còn thu hút tiền bạc. Việc chăm sóc cũng không quá khó, chi phí rẻ hơn các loại cá phong thuỷ khác. Ngay cả những dân chơi mới vào nghề cũng có thể tự tin thử sức được. 

Cá ngân long là loại cá gì?

Cá ngân long thuộc dòng cá rồng, một dòng cá, rất đa dạng chủng loại như cá rồng đỏ, cá rồng xanh, cá đuôi vàng, cá rồng đen. Tuy nhiên ngân long được xem là biểu tượng cho sức mạnh và sự giàu có, giúp thu hút tiền bạc tài lộc khi nuôi trong nhà. 

Cũng vì thế cá được xem như một loại cá phong thuỷ được nhiều người tìm kiếm. Với bề ngoài óng ánh như ánh kim, bạc, ngân.. chính là những từ dùng để chỉ vật chất tiền bạc, mà người ta còn hay gọi là cá rồng bạc, cá bạch kim, cá ngân đới.

Chỉ nên nuôi cá ngân long cùng các loài cá lớn ăn thịt khác
Chỉ nên nuôi cá ngân long cùng các loài cá lớn ăn thịt khác

Nguồn gốc của cá rồng bạch kim

Cá ngân long là loài cá nước ngọt ưa thích vùng khí hậu nhiệt đới, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sinh sống chủ yếu khu vực sông Amazon, Orinoco, Essequibo. Bình thường chỉ sống ở những vùng nước cạn và ven các bờ sông hay hồ có mức nhiệt khoảng 25-32 độ C.

Sau đó vì màu sắc đẹp mắt mà cá ngân long được nhiều người yêu thích nuôi tại nhà do tin rằng nó giúp thu hút tài lộc, nên đã được đem về phối giống và bán. Cũng từ đó, chúng có mặt ở nhiều nơi trên khắp thế giới. 

 Với tuổi thọ lên tới 20 năm đảm bảo điều kiện sinh trưởng tốt
Với tuổi thọ lên tới 20 năm đảm bảo điều kiện sinh trưởng tốt

Đặc điểm của cá rồng ngân long

Cá ngân long có kích thước khá to hơn các loại cá hay nuôi trong bể thuỷ sinh khác, với thân hình dài, phần đuôi thon nhỏ, nhưng phần đầu lại to. Vây phần lưng trên và dưới trải dài và hợp nhất ở cuối phần đuôi. Màu sắc ánh lam, lẫn hồng ở vây, nhìn tổng thể như màu ánh sáng bạc điểm chút hồng sen nên vô cùng bắt mắt về vẻ bề ngoài. 

Khi nhỏ, có màu xanh ánh kim hoặc cam, phần đầu, vây có các đốm đen, viền hồng. Khi trưởng thành, phần vảy cứng hơn khi còn nhỏ, trông giống như những chiếc vỏ của con sò xếp ngay ngắn và đặt trên lưng chúng và có màu ánh bạc. Cũng vì thế khi có ánh sáng chiếu vào phần vảy sẽ cá tưởng chừng như đang phát sáng

Với những cá thể trưởng thành, chiều dài trung bình là 90 cm và có thể lên tới 1,2m. Trọng lượng trung bình từ 4 -6kg cho một chú cá trưởng thành. Phần miệng cá thường rất rộng, với hai thanh ở cạnh hàm. Khi bơi chúng có đặc tính bơi chậm chậm gần bề mặt nước, với phần miệng nhô lên để tìm mồi. Nhưng khi săn mồi, chúng sẽ tăng tốc và bơi rất nhanh nhờ phần đuôi khá rộng và phẳng.

Thân hình của cá này nhìn qua rất giống một chiếc lưỡi kiếm
Thân hình của cá này nhìn qua rất giống một chiếc lưỡi kiếm

Ý nghĩa trong phong thủy khi nuôi cá ngân long

Người ta tin rằng, các loại cá rồng là biểu tượng của vua chúa, là một loài vật linh thiêng, uy nghiêm như loài rồng. Với vẻ ngoài lấp lánh ánh bạc, cá ngân long khi bơi mang đang vẻ uốn lượn hài hoà, thần thái hùng dũng, mạnh mẽ. 

Đặc biệt với những người làm công việc kinh doanh, rất ưa thích lựa chọn, vì họ tin rằng loài cá rồng này không chỉ giúp không gian sang trọng mà còn đem tới sự hưng thịnh, thuận lợi cho việc kinh doanh, buôn bán. 

Khi đặt loài cá này trong nhà , vị trí đặt bể cá cũng có ý nghĩa phong thuỷ khác nhau. Như ở Phía Đông Nam, người ta tin rằng sẽ giúp thu hút tiền bạc cho gia chủ. Đặt bể cá ở phía Bắc, thì con đường công danh được hanh thông, thăng quan tiến chức. Ở Phía Đông, sức khoẻ dồi dào khỏe mạnh, từ đó làm ăn thuận lợi. 

Loài cá này giúp gia chủ thu hút tài lộc, tiền bạc.
Loài cá này giúp gia chủ thu hút tài lộc, tiền bạc.

Cách nuôi cá rồng Ngân Long

Cá Ngân Long không phải là một loại cá khó nuôi, giá cả cũng không quá đắt đỏ. Vì thế ngay cả khi mới chơi bộ môn cá cảnh, bạn cũng có thể thử sức với loài cá này. 

Chuẩn bị bể cá thuỷ sinh phù hợp

Kích thước của cá Ngân Long cũng khá lớn so với các loài cá cảnh khác, con trưởng thành có thể đạt tới 1,2m về chiều dài. Vì thế khi nuôi chúng, bạn cũng cần chuẩn bị bể có kích thước phù hợp, với dung tích khoảng trên 300l nước, cao trên 50cm. 

Đặc biệt là bể phải có phần nắp đậy tránh cá có thể phóng ra ngoài. Vì do đặc tính săn mồi, khi muốn bơi nhanh phần đuôi sẽ như một mái chèo khiến tốc độ tăng và có thể nhảy khá cao so với mực nước để bắt mồi. 

Loài cá này có thể chịu được những điều kiện khắc nghiệt để sinh tồn, tuy nhiên mức nhiệt yêu thích là từ 25-32 độ, độ PH từ 6.5-7.2, cũng vì thế bạn cần thay nước thường xuyên và chọn nước phù hợp cho chúng. 

Ngoài ra, ánh sáng cũng là điều kiện quan trọng khi nuôi cá ngân long. Vì nét đặc trưng của nó là phần vảy cá có ánh kim, ánh sáng chiếu vào sẽ giúp màu sắc thân hình của cá được nổi bật và tốt hơn. Hoạt cảnh xung quanh bể nên hạn chế để màu tối, nên sử dụng các màu ánh sáng trắng để giúp màu sắc của cá được tốt hơn. 

Đặc tính sinh sản của cá ngân long

Cá ngân long có đặc tính ít sinh sản tự nhiên, vì thế ở các trại cá giống người ta phải sử dụng hormone để kích thích việc sinh sản của chúng. Trứng của chúng có màu đỏ cam, và lượng trứng của con cái sẽ được giữ trong miệng của con đực.
Mất khoảng 40 ngày để trứng có thể nở thành con con, sau khi nở cá rồng con vẫn ở trong miệng cá bố mẹ, sinh sống cho tới khi đạt chiều dài khoảng 5 tuần  thì mới bắt đầu ra môi trường bên ngoài sinh sống. 

Khi lớn lên, cá ngân long có xu hướng thích sống theo đàn từ 5 tới 8 con. Cũng vì thế nếu đem nuôi ở bể bạn nên nuôi chúng theo đàn thay vì chỉ nuôi 1 – 2 cá thể riêng lẻ. 

Thức ăn của cá ngân long

Cá ngân long là một loại cá ăn khá tạp, thức ăn của chúng ngoài môi trường tự nhiên thì vô cùng phong phú, thông thường là các loài sinh vật nhỏ như tôm, cá, cho tới ruồi muỗi, cóc nhái..

Trong điều kiện sinh sống ở môi trường thuỷ sinh nhân tạo, chúng cũng có thể ăn cả những loại thức ăn hạt hay các loại thực phẩm đông lạnh mà không hề kén chọn. Thậm chí có thể nói bất kì loài sinh vật nào có kích thước nhỏ chúng đều có thể ăn được, tuy nhiên chúng cũng yêu thích nhất là các loại cá nhỏ như cá mồi, cá trắm, cá chép nhỏ…

Tuy nhiên không phải vì thế mà bạn có thể cho cá ngân long ăn tuỳ tiện, thức ăn cần được đảm bảo sạch sẽ để cá không bị bệnh. Nguồn dinh dưỡng cũng nên cung cấp đủ nếu muốn chúng phát triển khỏe mạnh nhất. 

Thức ăn của của loài cá là các sinh vật nhỏ, khá dễ tìm kiếm
Thức ăn của của loài cá là các sinh vật nhỏ, khá dễ tìm kiếm

Bệnh thường gặp ở cá Ngân Long

Các bệnh của cá ngân long, đa số đều xuất phát từ nguồn nước hoặc nguồn thức ăn, vì thế khi nuôi loại cá này, bạn cần chú ý để phòng tránh một số loại bệnh phổ biến sau.

Dễ mắc bệnh xoăn mang như nhiều loài cá cảnh khác 

Nguyên nhân chính là do môi trường sinh sống không đảm bảo hợp vệ sinh, đặc biệt là nguồn nước không được thay hoặc không phù hợp. Khi đó lượng nitrat sẽ tăng cao do cá thải ra, từ đó oxy cung cấp cho chúng cũng thấp lại. Việc hô hấp bị khó khăn khiến miễn dịch giảm, vi khuẩn dễ dàng tấn công và phần mang sẽ bị viêm nhiễm và phình ra. 

Biểu hiện của loại bệnh này là việc hô hấp khó khăn, cá thở gấp ở giai đoạn đầu, sau thì thở khó, phần mang không thể đóng mở một cách bình thường. Các viền mang bắt đầu phình ra khi đó đã có dấu hiệu viêm. Vì thế, cá bắt đầu bỏ ăn, chán ăn, bề ngoài màu sắc có khi sẽ xấu hơn bình thường.

Để khắc phục bệnh này, đầu tiên bạn cần đảm bảo nguồn nước phù hợp, có thể thay thường xuyên, tuy nhiên khi thay nước, bạn cũng nên để lại khoảng ⅓ lượng nước cũ để tránh làm xung đột môi trường. Kết hợp bổ sung thêm muối và tăng lượng oxy trong nước và duy trì độ PH cho tới khi cá hết bệnh mới dừng lại. 

Bệnh trướng bụng do đặc tính ăn tạp 

Trong môi trường bể thuỷ sinh, con người thường cung cấp khá nhiều thức cho các loại cá cảnh. Bản tính ăn tạp, nên loài cá này rất ham ăn, ăn không kiểm soát các loại thức ăn được thả xuống. Ngoài ra khi ăn một số loại thức ăn có phần sắc nhọn, ở những cá thể còn nhỏ dễ bị tổn thương hệ tiêu hoá

Khi cá bắt đầu có dấu hiệu bỏ ăn, bụng có phần lớn hơn bình thường, thì chúng sẽ bắt đầu bơi lội khó khăn. Ở giai đoạn nặng hơn sẽ chổng đầu lên như trồng cây chuối,  nặng hơn nữa thì phần hậu môn của cá sẽ chảy ra nước nhờn.

Bạn chỉ nên cho cá ăn vừa đủ để tránh việc thức ăn dư thừa. Ngoài ra đối với những loại thức ăn như tôm, châu chấu… thì nên loại bỏ phần nhọn trước khi bỏ vào bể. Khi cá đã có dấu hiệu bị bệnh, nên thay nước, duy trì mức nhiệt độ cao hơn một chút khoảng 30 độ C, thêm hoạt chất  metronidazom. 

Bệnh xụp mắt di truyền

Đây không phải bệnh phổ biến nhưng lại là bệnh di truyền lên tới 60% từ đời bố mẹ của cá. Ngoài ra, còn bị do các tác nhân khác nhưng chủ yếu do thói quen ăn chìm dưới đáy, và ăn quá nhiều. 

Đặc tính sinh trưởng ở môi trường tự nhiên của cá là dành nhiều thời gian bơi từ từ trên mặt nước để săn mồi. Nên khi được nuôi trong bể, cung cấp quá nhiều thức ăn, đặc biệt các loại thức ăn không sống, sẽ dễ chìm xuống đáy, nên chúng có xu hướng chìm xuống để ăn. 

Vì thế, khi mua thì nên để ý chọn loại cá khoẻ, thì mới đẹp mắt, vì khi đã có biểu hiện rồi khá là khó chữa được. Ngoài ra trong quá trình chăm sóc nên tạo cho cá thói quen bắt mồi ở trên cao, nổi lên khi ăn bằng cách cho ít thức ăn, nên thả nổi, để tránh việc chúng lặn sâu 

Kết bài 

Cá ngân long là loại cá phong thuỷ đang được nhiều người yêu thích lựa chọn vì mang nhiều ý nghĩa may mắn, dễ nuôi và giá cả hợp lý. Tuy nhiên để có một bể cá khoẻ mạnh, đẹp mắt, cũng cần có nhiều điều bạn cần lưu ý khi chăm sóc. Hy vọng qua bài viết này, sẽ cung cấp thêm cho bạn những thông tin bổ ích.

Xem nhiều nhất

Hướng dẫn Kỹ thuật Nuôi Cá Phát Tài: Bí quyết để Thành công

Hướng dẫn Kỹ thuật Nuôi Cá Phát Tài là một bài viết hữu ích giúp bạn có thể tìm hiểu về các kỹ thuật...

Các loại thức ăn tốt nhất cho cá phát tài: Cá phát tài ăn gì?

Cá phát tài ăn gì? Cá phát tài là một loài cá đặc biệt, có nhu cầu dinh dưỡng khác biệt so với các...

Cá Phát Tài: Hướng Dẫn Nuôi Chung Với Loài Cá Nào

Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về cách nuôi chung cá, các loài cá phù hợp với nhau,...