Cá cảnhCá Mún - Loài cá cảnh nhỏ giá rẻ, dễ nuôi cho...

Cá Mún – Loài cá cảnh nhỏ giá rẻ, dễ nuôi cho người chơi cá

Cá Mún có đặc tính sinh trưởng tương tự như cá bảy màu rất thích hợp với những người mới chơi cá cảnh. Bạn sẽ thường thấy được nuôi cùng các loại cá khác như cá ping pong, cá bảy màu, cá kiếm đỏ,… Giá thành cũng khá rẻ chỉ khoảng 5000-10.000 đ cho một cá thể và dễ tìm mua ở nhiều nơi. Bạn đã biết cách để chăm sóc loài cá này chưa, hãy cùng theo dõi bài viết của mình nhé.

Cá Mún là gì? 

Cá Mún hay còn gọi là cá hà lan, một loài cá thuộc dòng cá Khổng Tước. Chủ yếu ngoài môi trường tự nhiên chúng hay sống ở những ao hồ nguyên sinh thuộc vùng Trung Mỹ và Mexico. Sau này, được đem về lai tạo và trở thành dòng cá cảnh phổ biến. 

Với ngoại hình có phần giống cá đuôi kiếm, đặc biệt là những cá thể đực càng giống hơn. Tuy nhiên khác ở phần đuôi với chiều dài ngắn hơn nhưng lại xoè và tròn. Loài cá này có khả năng sinh sản khá nhanh, vì thế trong điều kiện sinh trưởng tốt chỉ khoảng nửa năm, số lượng sẽ tăng lên khá nhiều. 

Cá Mún là loài có kích thước khá bé, nên dễ dàng sinh sống ngay cả những chiếc bể cá nhỏ. Cá Hà lan thích ăn các loại rêu trong bể, cũng là loài cá giúp hệ thuỷ sinh của bạn thêm phần sạch sẽ. Tuy nhiên điểm hạn chế của cá này chính là tuổi thọ lại khá ngắn, trung bình chỉ sống được khoảng 3 năm. 

Đặc tính dễ lai tạo nên Cá Mún rất đa dạng màu sắc
Đặc tính dễ lai tạo nên Cá Mún rất đa dạng màu sắc

Môi trường để Cá Mún sinh trưởng tốt

Cá Mún là loài không yêu cầu khắt khe điều kiện sinh sống và được xếp vào dòng cá rất dễ nuôi có thể sống ở mọi tầng nước. Đặc tính khá hiền lành, sống thành đàn, nên hoàn toàn có thể sống cùng những loài cá cảnh nhỏ khác trong một bể thuỷ sinh mà không gây hại cho sinh vật sống cùng. 

Cá này cũng thích ẩn nấp đặc biệt là khi sinh sản, vì thế rất ưa chuộng được sống trong môi trường có nhiều cây thuỷ sinh. Vừa giúp cá phát triển khoẻ mạnh, vừa có thêm nguồn thức ăn. Tuy nhiên, không nên xếp quá nhiều cây sẽ khiến không gian bị ảnh hưởng. Ngoài ra đảm vệ sinh sạch sẽ thường xuyên để cá không bị stress, ôi nhiễm và mắc các bệnh như đốm trắng, lồi mắt hay thối đuôi

Ngoài ra để cá phát triển tối ưu nhất, bạn nên để môi trường nước từ trung tính cho tới hơi kiềm. Cũng không cần sục khí quá nhiều vì cá vốn dĩ khá khỏe mạnh nhưng cần thay nước định kỳ khoảng 1-2 tuần một lần nếu như không có máy lọc nước. Nhiệt độ nước lý tưởng là 20-26 độ C, PH từ 7-8,5.  Không yêu cầu nhiều về bể nuôi do kích thước nhỏ nhưng để phát triển tốt bể nên có thể tích từ 40l trở lên. 

Yêu thích đáy bể chứa loại cát, đá sẫm màu, rong rêu và thuỷ sinh
Yêu thích đáy bể chứa loại cát, đá sẫm màu, rong rêu và thuỷ sinh

Các loại cá Mún phổ biến thường thấy hiện nay

Chủng loại ở môi trường bên ngoài không đa dạng, khi trở thành một loài cá cảnh, người ta bắt đầu lai tạo ra nhiều hình dáng độc đáo và màu sắc bắt mắt khác nhau. Tuy nhiên, hôm nay mình sẽ chỉ kể đến vài loại phổ biến thường được nuôi nhiều ở nước ta. 

Cá Mún đỏ phổ biến

Trong dòng cá Mún, đây là giống cá phổ biến nhất ở nước ta hiện nay. Với ngoại hình màu cam đỏ bóng, nhìn qua màu sắc có phần giống cá dòng cá vàng dân giã. Tuy nhiên, so với các giống cá Mún khác, chúng có phần bụng lớn hơn, gồ ra, nên thân hình có phần đầy đặn hơn. 

Cùng với màu sắc sặc sỡ và tập tính dễ nuôi, đây chính là giống cá được nhiều người lựa chọn khi mới bắt đầu làm quen với bộ môn thuỷ sinh.  Giống cá này được lai tạo từ cá kiếm đỏ và dòng cá Mún thường, chiều dài đạt tới 9cm khi trưởng thành. 

Cá Mún đen hay còn gọi là Cá Mún nhung

Cá Mún đen là một loại giống biến thể đối lập với cá thuần ban đầu, với màu sắc chủ đạo là đen nhưng có phần bóng như áo nhung. Phần đầu có chút màu cam óng đỏ, phần bụng và vây có những chỗ pha lẫn vàng với đen. 

Khác với giống màu đỏ, loại này có phần thân thanh mảnh hơn, phần đầu cũng nhọn hơn, bụng thon gọn nên có phần cân đối khá đẹp hơn so với các loại cá Mún khác. 

Cá Mún panda đen trắng

Nhìn qua giống như màu của gấu trúc, đây cũng là điều khiến chúng có cái tên thú vị như vậy. So với các giống  khác, chúng không có màu sắc sặc sỡ , phần đuôi đen tuyền, tuy nhiên, ở phía mang lại có màu hồng ánh kim cũng khá đẹp mặt. 

Nhưng đây cũng là điểm thú vị của chúng vì màu sắc sẽ không đồng đều do gen lặn quyết định trong quá trình sinh sản. Không những thế giống cá này có phần dễ nuôi và khoẻ mạnh hơn cũng vì thế vẫn được nhiều người lựa chọn. 

Cá Mún uyên ương với màu cam nổi bật

Không chỉ màu sắc bắt mắt, với toàn thân màu vàng cam, đuôi xoè nhìn như ánh hoàng hôn. Có những con màu sắc còn phân ra hai nửa, màu cam đậm ở phía đuôi, màu vàng cam nhạt ở phía đầu, tạo nên một sự kết hợp rất độc đáo.

Loại cá này, không chỉ với màu sắc tượng trưng cho may mắn tiền tài mà còn có tập tính bơi thành từng đôi song song, vì thế người ta mới gọi chúng là đôi uyên ương. 

Cá Mún đuôi lửa độc đáo

Có hình dáng khá giống cá Mún đỏ, với phần bụng hơi phình ra mà không thon gọn như cá Hà Lan panda. Tuy nhiên, loài cá này khá dễ trong việc nhân giống nên mức giá của chúng khá rẻ và có thể tìm mua một cách dễ dàng. 

Cá Mún đuôi lửa còn có đặc điểm về ngoại hình khá ấn tượng khi kết hợp giữa hai màu bắt mắt là đen tuyền ở phần đuôi cùng các vây và cam đậm ở toàn bộ còn lại cơ thể. 

Loại cá này có màu sắc đặc trưng là hai màu đen trắng như chú gấu
Loại cá này có màu sắc đặc trưng là hai màu đen trắng như chú gấu

Cá Mún ăn gì ?

Cá Mún có bề ngoài khá đẹp, tuy nhiên do tập tích ăn tạp, làm sạch rong rêu nên đôi khi chúng còn được biết đến với công dụng là “dọn dẹp”. Món ăn ưa thích của loài cá này là các loại rêu tóc, tảo xanh, rêu, cùng các sinh vật nước nhỏ khác. 

Ngoài ra, người ta còn bán những loại thức ăn sẵn dạng viên khô hoặc bột. Đôi khi, bạn cũng có thể bổ sung nguồn thực phẩm tươi sống cho chúng như các loại giáp giác nhỏ, ấu trùng hay các loại giun nhỏ, trứng tôm, trứng tép. 

Với một số giống như cá Mún panda thì chúng ăn khá tạp, có thể ăn cả những loại thức ăn đông lạnh, tôm ngâm nước muối, các loại giun chỉ. Đối với cá lửa lại thường thích ấu trùng nhỏ hơn như lăng quăng. 

Chỉ cung cấp vừa đủ tránh dư thừa môi trường nước ô nhiễm
Chỉ cung cấp vừa đủ tránh dư thừa môi trường nước ô nhiễm

Kỹ thuật ép cá Mún sinh sản

Đặc biệt cá Mún rất dễ tính trong việc sinh sản, chúng không hề kén chọn bạn đời. Và có vòng đời sinh sản nhanh, nhiều nếu được tạo điều kiện môi trường sinh sản tốt.

Có thể lai tạo các loại giống trong quá trình sinh sản 

Đây là loài cá thậm chí còn có thể giao phối với cả những con khác ngay cả khi không cùng giống nòi hay không cùng màu sắc. Vì thế bạn hoàn toàn có thể để một cá thể cái loại này, giao phối với những con đực cùng giống cá Mún khác như cá Mún koi, cá Mún vàng….

Tuy nhiên nên chọn loại cá phù hợp để lai tạo nếu không phải cùng dòng. Tốt nhất bạn nên chọn các giống cá thuộc họ cá Khổng Tước như cá bảy màu, cá đuôi kiếm, cá pantodon, cá khổng tước bản địa Cuba, cá topminnow … Cũng vì thế, nhiều người chơi cá cảnh đã lai tạo ra nhiều màu sắc lạ của cá này từ màu ánh xanh lấp lánh, cho tới trắng vàng cam, thậm chí còn cả màu nâu pha trắng…

Môi trường sinh sản tốt nhất trong kĩ thuật ép sinh sản 

Khi muốn cá Mún lai tạo các giống khác nhau, bạn cần xác định loại cá muốn lai tạo, thả những con đực giống khác vào bể chứa cá thể cái trong thời kỳ chúng giao phối. Để tỷ lệ sinh đạt tốt nhất, bạn nên giữ cá cái ở trạng thái khỏe mạnh. Đặc biệt là một môi trường sống đảm bảo chất lượng. 

Nhiệt độ nước ổn định khoảng 26 độ là lý tưởng nhất. Khi mà thấy trên thân hình con cái các vết đen và hậu môn lộ rõ ra, thì nên tách cá thể cái ra bể khác, để tiện chăm sóc và tránh việc theo đuổi của cá thể đực. 

Lưu ý sau khi cá thể mẹ đã sinh sản 

Trong quá trình sinh sản tuyệt đối không nên để cá mẹ đói, nếu không chúng sẽ ăn luôn lượng trứng vừa mới sinh ra. Cũng vì thế bạn cần tách riêng ra để tiện chăm sóc cá thể con.  Cũng như đặt thêm cây thuỷ sinh để cá ẩn nấp tránh bị các sinh vật lớn hơn ăn thịt

Những cá thể con mới sinh thường có màu hồng và khá nhỏ.. Trong giai đoạn này cũng nên lưu ý việc thay nước cẩn thận, tránh việc cá con không kịp thích nghi môi trường mà chết.

Khi những cá thể con bắt đầu biến mất phần lòng đỏ trứng dưới bụng, thì có nghĩa chúng đã có khả năng ăn được những loại thức ăn mà bạn cung cấp. Khi còn sơ sinh, chúng thích ăn ấu trùng artemia, hoặc lòng đỏ trứng. Nuôi riêng cho tới khi được 1 tháng thì có thể thả về bể của bố mẹ. 

Cá thể cái có thể có con cái ngay khi không cần tới cá Mún đực
Cá thể cái có thể có con cái ngay khi không cần tới cá Mún đực

Hình thức sinh sản

Cá Mún đực và cái dường như khá giống nhau, con đực lớn hơn con cái 1 xíu. Cũng vì vòng đời ngắn, nên chúng sinh sản rất nhanh, chỉ cần khoảng 4 tháng là một cá thể trưởng thành có thể sinh sản được. 

Chỉ cần đủ điều kiện phát triển thì gần như quanh năm suốt tháng, cá cái đều mang cái bụng to do mang thai và đẻ liên tục. Với hình thức sinh sản là sinh con, một cá thể cái có thể sinh 10-20 cá thể con ở lần đầu và tăng lên tới 80 con trong các lần tiếp theo. 

Khi cá cái căng tròn bụng, hậu môn căng và có màu đen sậm, lười hoạt động và thích chui vào các hốc kín để ẩn ấp và đẻ trứng. Trung bình một năm cá Mún trưởng thành sẽ sinh nở khoảng 2-3 lần trong 1 năm, cá thể gọi là cá bột, vì kích thước rất nhỏ. 

Kết bài 

Cá Mún được nhiều người ưa thích nuôi trong bể thuỷ sinh vì chi phí rẻ, dễ nuôi lại còn giúp bể cá sạch sẽ do đặc tính thức ăn của chúng. Ngày nay có rất nhiều chủng loại cá này được lai tạo trông vô cùng đẹp mắt. Hy vọng qua những thông tin đã cung cấp từ bài viết, có thể giúp bạn chọn lựa loại cá phù hợp. 

Xem nhiều nhất

Hướng dẫn Kỹ thuật Nuôi Cá Phát Tài: Bí quyết để Thành công

Hướng dẫn Kỹ thuật Nuôi Cá Phát Tài là một bài viết hữu ích giúp bạn có thể tìm hiểu về các kỹ thuật...

Các loại thức ăn tốt nhất cho cá phát tài: Cá phát tài ăn gì?

Cá phát tài ăn gì? Cá phát tài là một loài cá đặc biệt, có nhu cầu dinh dưỡng khác biệt so với các...

Cá Phát Tài: Hướng Dẫn Nuôi Chung Với Loài Cá Nào

Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về cách nuôi chung cá, các loài cá phù hợp với nhau,...