Kinh nghiệm nuôiCá Dĩa - Kinh nghiệm nuôi loài cá có giá trị thẩm...

Cá Dĩa – Kinh nghiệm nuôi loài cá có giá trị thẩm mỹ cao

Cá Dĩa là một loài cá mang một vẻ ngoài vô cùng sặc sỡ bắt mắt. Đây cũng là một trong những loài cá cảnh được những người đam mê cá cảnh rất yêu thích vì mang lại giá trị thẩm mỹ rất cao. Song, loài cá được cho là vua của cá cảnh này khá khó nuôi. Nếu bạn đang có nhu cầu mua và chuẩn bị nuôi cá Dĩa thì bài viết sau đích thị dành cho bạn rồi đấy!

Cá Dĩa là loài cá như thế nào, có nguồn gốc từ đâu?

Những cá thể đầu tiên của loài cá Dĩa được tìm thấy ở vùng nước trùng của sông Amazon vào những năm 1840. Điều đó cho thấy rằng loài cá này có nguồn gốc chính từ các nước thuộc khu vực Nam Mỹ như Peru, Brazil, Colombia. Đây thường là những nơi có nguồn nước rất trong sạch, ít vi khuẩn gây bệnh. 

Cá Dĩa là loài cá như thế nào, có nguồn gốc từ đâu?
Cá Dĩa là loài cá như thế nào và có nguồn gốc từ đâu?

Loài cá này có tên khoa học là Symphysodon, một loài cá thuộc giống cá rô phi. Ở miền Bắc loại cá này còn được gọi là cá Dĩa, cá ngũ sắc thần tiên, cá vua,…

Những đặc điểm thông thường của loài cá Dĩa

Loài cá này có bắt nguồn từ khu vực Nam Mỹ nên đặc điểm, kích thước của chúng thường sẽ khá khác biệt so với những loài cá sống ở miền nhiệt đới. Vậy loài cá cảnh thuộc họ rô phi này có những đặc điểm nổi bật gì?

Đặc điểm, hình thái bên ngoài của cá ngũ sắc thần tiên

Cá Dĩa có hình dẹt ngang và tròn, có những đốm, mảng màu khác nhau trên khắp cơ thể. Không phải tự nhiên mà người ta đặt cho nó cái tên Việt như vậy, loài cá này có hình thù khá giống hình chiếc đĩa bình thường chúng ta hay sử dụng để đựng thức ăn.  

Đặc điểm, hình thái bên ngoài
Những đặc điểm thông thường của loài cá Dĩa

Cấu trúc mang cá, miệng của loài cá này cũng khá nhỏ và ngắn. Màu sắc và kích thước của chúng tùy vào địa điểm sinh sống và cách lai tạo nên rất dễ khác nhau. Một chú cá Dĩa trưởng thành có chiều dài rơi vào khoảng tầm 13 – 15cm và cân nặng cũng vào khoảng 350 – 500g. Hiện nay loài cá này vẫn được phân chia ra 2 loại là cá thuần chủng ( loại cá được nuôi làm cảnh ) và cá hoang dã ( cá tự sinh sống ngoài tự nhiên)

Đặc tính sinh sản của cá Ngũ Sắc Thần Tiên

Cá Dĩa sẽ trưởng thành sau 10- tới 12 tháng được chăm nuôi. Vào thời kỳ sinh sản, động dục cá có màu sắc vô cùng rực rỡ, cá mái ở thời điểm này thường rất hung hăng. Chúng thường cắn vào cơ thể cá đực để biểu thị rằng chúng đã sẵn sàng bước vào mùa sinh sản. Ta còn có thể thấy ở chúng có những biểu hiện như luôn bơi sát gần nhau và hay giật đuôi về phía đối phương.

Chỉ khi tới mùa sinh sản chúng ta mới có thể dễ dàng phân biệt đâu là cá đực, đâu là cái dựa vào gai sinh dục trên cơ thể chúng. Trong khi gai sinh dục của con đực thì sẽ ngắn nhưng nhọn thì gai sinh dục của con cái lại dài nhưng cùn. 

Đặc điểm sinh trưởng của loài cá dĩa?

Cá Dĩa có đặc điểm sinh trưởng lâu hơn những loài cá khác do phôi của chúng khá dài. Khoảng 60 giờ sau khi cá thể cá Dĩa cái đẻ trứng ở nhiệt độ vào khoảng 30 độ C và ở nhiệt độ 25 – 26 độ C thì nó sẽ nở vào 65 – 72 giờ sau đó.  Cá mới nở chỉ có kích thước từ 1,2 – 2mm và sau khoảng tầm 2 – 3 tuần sau thì chúng ta mới có thể thấy rõ sự phát triển của cá. 

Ở thời điểm này cá có thể dài từ 2 – 2,5mm. Những cá thể cá từ 5 đến khi tròn 6 tháng thì chúng ta mới có thể thấy được đầy đủ hình dạng, kích thước màu sắc và vây của chúng. Theo một người nuôi cá cảnh có kinh nghiệm lâu năm ở Thành phố Hồ Chí Minh, cá Dĩa có thể sống lên tới 8 năm hay thậm chí là 10 tới 12 năm

Cá dĩa có đặc điểm dinh dưỡng như thế nào?

Cấu tạo của các bộ phận bên trong cơ thể của loài cá này hơi có phần khác biệt với những loài cá khác. Dạ dày của chúng được phân nhánh và có vách dày, ruột cá lại tương đối ngắn và miệng cá lại nhỏ, răng hàm chỉ có một hàm là những gai nhỏ. Cá Dĩa là một loài cá có thể ăn cả động vật cả thực vật. 

Sau một thời gian sinh nở, cá Dĩa con sẽ bám theo và ăn những chất nhờn còn lại trên cơ thể của ba mẹ chúng giai đoạn này xuất hiện từ 10 – 12 ngày. Từ 3 tuần tuổi trở đi cá con có thể ăn được những sinh vật như loăng quăng, trùn chỉ hoặc ròng ròng.

Cá Ngũ Sắc Thần Tiên thường phân bố ở vùng nào?

Cá Ngũ Sắc Thần Tiên thường phân bố ở vùng nào?
Cá Dĩa thường được phân bổ ở những vùng nào?

Do có nguồn gốc từ từ các quốc gia Nam Mỹ nên loài cá này không sống được ở những vùng nước có nhiệt độ quá cao. Cá Dĩa có thể phân bố sống ở những vùng nước cực kỳ sạch có nhiệt độ khoảng tầm từ 26 – 29 độ C và độ pH khoảng 6,5. 

Chúng ta có thể bắt gặp chúng sống ở những ngạch nước, ngạch sông, ao hồ có nước trong lành. Chúng không thường ngoi lên mặt nước và hay sống ở những vùng nước sâu và xung quanh nhiều rễ cây cùng đá để tiện sinh sản. 

Thức ăn của cá Dĩa bao gồm những gì?

Như những đặc điểm và đặc tính mà chúng mình đã giới thiệu ở trên thì bạn đọc có thể thấy rằng cá ngũ sắc thần tiên là loài cá ăn thịt. Khi chúng sống trong môi trường hoang dã tự nhiên chúng thường ăn những sinh vật phù du hay những loài không xương sống nhỏ hơn.

Còn cá Dĩa ở môi trường nuôi trong nhà chúng thường được ăn những thức ăn như nội tạng của các loài động vật xay nhuyễn, các loài giáp xác hoặc trùn nhỏ. 

Các dòng cá Dĩa đẹp và được ưa chuộng nhất hiện nay

Hiện nay tại thị trường cá cảnh Việt Nam có rất nhiều loại cá Dĩa được yêu thích và được những người “chơi cá cảnh” tìm mua nhiều nhất đó là:

Cá “Vua” sắc vàng

Cá “Vua” sắc vàng
Cá Dĩa “Vua” sắc vàng đẹp và được ưa chuộng nhất hiện nay

Loài cá vua vàng có gam màu vàng trầm ấm được điểm những chấm trắng li ti và một chút màu đen ở vây cá. Loài cá này phù hợp với những gian phòng có tone màu trầm ấm. 

Cá “Vua” sắc đỏ

Trong tất cả các loại cá ngũ sắc thần tiên thì loại cá này được “săn đón” nhiều nhất. Cơ thể nó có màu như một đốm lửa cháy đỏ rực trong nước. Vây của nó thường thấy có màu trắng ngà. Khi nhìn dưới ánh đèn, loài cá này thường được trông thấy nhiều màu khác nhau như ánh đỏ, ánh cam.

Cá “Vua” sắc xanh

Cá vua xanh có tông màu xanh ngọc lấp lánh cùng chút ánh tím. Loài cá này rất hợp để trang trí những căn nhà và gian phòng có gam màu trung tính hoặc màu lạnh. Với màu xanh này, nhìn ban đêm loài cá này y như một cây đèn phát sáng.

Cá “Vua” Albino

Cho những bạn đọc chưa hiểu, Albino là tên gọi của bệnh bạch tạng. Vì vậy, cá vua Albino cũng có màu trắng mượt và phần vảy nơi thân cá khi có ánh đèn chiếu lên thì sẽ ánh lên đủ loại màu sắc khác nhau. Loại cá này khá hiếm khi gặp ở thị trường cá cảnh Việt Nam do quá trình lai tạo khá khó khăn. 

Cá “Vua” thái

Cá “Vua” thái
Những dòng cá Dĩa đẹp và được yêu thích nhất hiện nay

Loài cá này có vẻ ngoài hơi khác so với những “người anh em” cùng loại. Màu sắc chủ đạo của chúng thường là xám trắng xen lẫn những đốm nâu trải dài trên khắp cơ thể. Vây của loại cá này cũng dính vào nhau, không thướt tha bằng những cá thể khác cùng loài.

Cá “Vua” da beo

Cá ngũ sắc thần tiên da beo hay còn được gọi là da báo. Như cái tên của chúng, trên người loài cá này xuất hiện những đốm cam và nâu y như một con báo. Họa tiết này chính là sự thú vị của chúng nên giá trị của loài cá này rất cao và khá khó tìm.

Cách nuôi cá Dĩa lên màu chuẩn đẹp, phát triển tốt

Để nuôi được cá Ngũ sắc thần tiên lên được màu đẹp và sinh trưởng phát triển tốt thì cần phải lưu ý những vấn đề sau:

Hãy chú ý đến điều kiện nguồn nước trong bể cá 

Hãy chú ý đến điều kiện nguồn nước trong bể
Cách nuôi cá Dĩa chuẩn đẹp, sinh trưởng và phát triển tốt

Cá Dĩa rất kén nguồn nước, nếu chúng sống ở những nguồn nước bị bẩn thì sẽ dễ chết và mắc các loại bệnh. Hơn nữa chúng cũng sẽ không sinh sản thành công do trứng bị nhiễm vi khuẩn.

Sử dụng lọc nước và hệ thống ánh sáng hợp lý với cá ngũ sắc 

Khi nuôi cá ngũ sắc thần tiên bạn nên sử dụng bồn lọc sinh học để lọc được các chất như than bùn, giúp giải phóng Hydro và hấp thụ Canxi.

Ngoài ra bạn cũng nên chú ý tới hệ thống ánh sáng trong bể thủy sinh. Nếu ánh sáng để quá mạnh và quá nhiều sẽ làm tảo phát triển và từ đó nước sẽ nhanh chóng bị đục.

Cá Ngũ Sắc Thần Tiên thường mắc phải loại bệnh nào?

Nếu không chăm sóc cẩn thận, cá ngũ sắc thần tiên sẽ rất dễ mắc phải những loại bệnh sau đây:

Một số bệnh mà cá Dĩa thường bị mắc phải

Một số bệnh thường bị mắc phải
Một số loại bệnh mà cá Dĩa thường bị mắc phải
  • Cá ngũ sắc thần tiên dễ mắc bệnh đục mắt do thức ăn và môi trường sống bị nhiễm khuẩn.
  • Cá bị triệu chứng tiêu đen, triệu chứng này không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cá nhưng sẽ làm giảm đi giá trị thẩm mỹ rất nhiều.
  • Cá bị đốm trắng do các loài ký sinh gây ra bằng cách bám vào cơ thể nó

Liệu có cách nào chữa trị, phòng tránh bệnh cho cá Dĩa

Loài cá Dĩa khá dễ mắc bệnh nhưng việc chữa trị cho chúng không hề khó khăn, chỉ cần người chăm sóc thường xuyên để ý đến bể cá. Bạn không nên thay đổi đột ngột môi trường sống cho cá, hơn nữa nhiệt độ và độ pH phải để ở mức tiêu chuẩn. Khi thấy cá có biểu hiện bị nhiễm bệnh có thể chữa trị bằng thuốc Tetracyclin pha với nước và vệ sinh bồn nước ngay.

Kết bài

Cá Dĩa là một loại cá cảnh được bán rất nhiều ở nước ta. Ở Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng chỉ cần đi ra những cửa hàng bán cá cảnh chúng ta có thể bắt gặp ngay những chú cá ngũ sắc thần tiên xinh đẹp, bắt mắt. Giá của chúng cũng rất rẻ dao động từ 250.000 – 550.000/ con. Vì vậy còn chần chờ gì nữa mà không thử nuôi loài cá thú vị này chứ?

Xem nhiều nhất

Hướng dẫn Kỹ thuật Nuôi Cá Phát Tài: Bí quyết để Thành công

Hướng dẫn Kỹ thuật Nuôi Cá Phát Tài là một bài viết hữu ích giúp bạn có thể tìm hiểu về các kỹ thuật...

Các loại thức ăn tốt nhất cho cá phát tài: Cá phát tài ăn gì?

Cá phát tài ăn gì? Cá phát tài là một loài cá đặc biệt, có nhu cầu dinh dưỡng khác biệt so với các...

Cá Phát Tài: Hướng Dẫn Nuôi Chung Với Loài Cá Nào

Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về cách nuôi chung cá, các loài cá phù hợp với nhau,...