Chắc hẳn những ai hiểu biết nhiều về những loại cá cảnh sẽ không còn xa lạ gì với loài cá cờ – một trong những loài cá cảnh được coi là đẹp và bắt mắt nhất. Cá cờ không chỉ mang lại cho người nuôi giá trị về mặt thẩm mỹ mà còn đem lại giá trị về mặt tâm linh. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu những thông tin thú vị về loài cá này trong bài viết sau đây nhé!
Cá cờ là loài cá gì?
Cá cờ hay còn được người ta ưu ái gọi với cái tên mĩ miều là Cá Thiên Đường. Có đôi lúc người Việt Nam còn gọi chúng với cá tên gần gũi như: Cá lia thia, cá săn sắt,… Loài cá này được biết là có nguồn gốc lâu đời từ Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan.
Trước đây loài cá này được cho là biểu tượng của sự may mắn và tài lộc, thịnh vượng. Lúc bấy giờ chỉ có vua chúa, quan lại và giới quý tộc mới may mắn chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của loài cá thiên đường này. Cá thiên đường thuộc có cá tai tượng, loài cá này thuộc chi Macropodus và mỗi loại cá thiên đường lại được lai tạo và có những pháp danh hơi có phần khác nhau.
Cá cờ có thể sinh sống, sinh sản trong môi trường nào?
Môi trường sinh sống và sinh sản của loài cá này cụ thể như sau:
Cá thiên đường có thể sinh sống ở môi trường nào?
Theo nghiên cứu và kinh nghiệm lâu năm, loài cá thiên đường có thể sống tốt ở môi trường của những vùng nhiệt đới ở những vùng nước ngọt, chúng thường sống nổi lên trên bề mặt nước. Những môi trường nước có độ pH từ 6 – 8 và độ cứng dH 5 – 9 là môi trường lý tưởng để loài cá này sinh sôi mạnh mẽ.
Loài cá thiên đường này được cho là loại cá đầu tiên được nuôi trong hồ thủy sinh. Bởi lẽ nó có thể sống trong môi trường thiếu Oxy. Chắc có lẽ đây là một trong những lý do mà những người chơi cá cảnh luôn ưu tiên sưu tầm loại cá này.
Ở nước ta, loài cá thiên đường có thể thấy nhiều ở những nơi sông, suối, hồ ở miền Trung ( nhất là Huế ), nơi thượng nguồn sông Đồng Nai. Ở trên thế giới, loài cá thiên đường còn được bắt gặp ở một số quốc gia khác như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, HongKong và đang dần được xuất khẩu nhiều sang Châu Âu.
Đặc tính sinh sản của cá thiên đường
Đến mùa sinh sản, những cá thể cá đực sẽ rất hung hãn và thường xuyên đánh nhau để giành lãnh thổ. Để câu dẫn con cái đến đẻ trứng thì chúng phải tìm một nơi thích hợp để nhả bọt. Tổ bọt của một con đực thường có bán kính khoảng 12 – 15cm và số lượng trứng trong đó có thể lên tới hơn 300 quả.
Sau khi thụ tinh thành công, tất cả số trứng đó được cá bố và cá mẹ nhảy lên tổ bọt và cuối cùng cá bố sẽ chăm sóc chúng. Chỉ sau 1 ngày trứng sẽ nở và cá sẽ bơi lội tự do vào 3 ngày sau đó. Thức ăn của chúng là những loài vi sinh nhỏ trong nước
Đặc điểm chung và phân loại cá Thiên Đường
Tuy là có nhiều loại cá thiên đường được lai tạo từ nhiều giống loài với màu sắc khác nhau nhưng loài cá cờ nói chung vẫn có những đặc điểm của chi cá Macropodus.
Đặc điểm chung của loài cá này
Mọi loại cá thiên đường đều có kích thước tối đa khoảng 6 -7cm nếu nuôi ngoài tự nhiên. Hiện vẫn ghi nhận loài cá thiên đường có kích thước 8 – 10cm được nuôi trong bể cá cảnh.
Cá thiên đường có số lượng vây và gai nhất định, cụ thể:
- Số vây lưng ( hay còn gọi là tia cứng ) khoảng tầm từ 11 tới 17 vây.
- Số tia vây lưng ( hay còn gọi là tia mềm ) có khoảng từ 5 tới 7 cái.
- Số gai vây hậu môn có cá thể lại có nhiều nhưng một số khác lại ít, khoảng tầm từ 7 – 22 cái.
- Số tia vây hậu môn có khoảng chừng từ 9 tới 15 cái.
- Và cuối cùng có tầm 27 – 29 vây đốt sống.
Loài cá này có chiếc đuôi chẻ dài sang hai bên. Ở cá thể cá đực, màu sắc của cá sẽ sặc sỡ hơn và sẽ lớn hơn so với con cái, hai bên thùy đuôi của cá đực sẽ kéo dài hơn.
Đặc điểm loài cá cờ sắc đen
cá thiên đường đen được cho là một loài cá khá quý và hiếm. Tên Latin của loài cá này là Macropodus spechti và để nhận dễ dàng chúng ta nhìn vào những đặc điểm. Loài cá thiên đường đen có những chấm đen trên vây lưng và đuôi của chúng. Đây là giống cá thiên đường của Việt Nam, được tìm thấy đầu tiên ở Huế và Hội An.
Loài cá này sẽ có ánh xanh tím ở vây của chúng và thân được bao phủ bởi một màu đen. Số vây, gai trên người cũng khá tương đương với những loại cá cờ khác.
Đặc điểm loài cá cờ sắc đỏ
Cá thiên đường đỏ cũng có pháp danh chính thức là Macropodus erythropterus. Gam màu chính của loài cá này là đỏ và có một chút ánh xanh ở phần vây cá. Loài cá này được phát hiện đầu tiên ở vùng Quảng Trị, Quảng Bình – Việt Nam. Vẩy và gai cũng như kích thước của loài cá này cũng có phần nhỏ hơn cá thiên đường đen.
Loài cá thiên đường lai màu đỏ và đen
Đến thời điểm hiện tại, loài cá cờ này đã được lai tạo thêm ra rất nhiều giống cá khác nhau với đủ màu sắc. Nhưng những loài cá lai đẹp nhất, bắt mắt nhất phải kể đến cá thiên đường đỏ đen. Với đặc điểm màu sắc thường và phần vây và sọc có ánh ánh xanh đỏ và phần thân có ánh xanh đen. Đây cũng là một loại cá được giới đam mê cá cảnh “săn đón” rất nhiều.
Cá thiên đường mang lại những giá trị gì?
Loài cá thiên đường có giá trị rất cao về mặt thẩm mỹ, giá trị về xuất khẩu. Sau cá vàng thì cá Cờ chính là loài thứ 2 xuất khẩu nhiều nhất sang Châu Âu. Tuy nhiên, chúng không có giá trị về mặt sản xuất, chăn nuôi ngư nghiệp và thực phẩm.
Vậy cho nên cá thể cá thiên đường sống ngoài tự nhiên vẫn còn rất nhiều vì người ta thường chỉ bắt nó với mục đích nuôi để làm cảnh, trang trí thêm cho ngôi nhà. Hiện tại loại cá này không nằm trong danh sách những loại cá cần phải phải vệ vì cá thể ngoài tự nhiên vẫn còn rất nhiều.
Nuôi cá cờ sao cho đúng cách
Từ những thông tin trên, chắc hẳn bạn đọc đã cảm thấy rất thú vị về loại cá này đúng không nào? Vậy làm sao để nuôi được cá Cờ đúng cách, để ghép đôi và giúp chúng sinh sản tốt?
Về cách chọn bể để nuôi cá
Thứ đầu tiên chúng ta nên cân nhắc chắc chắn chính là môi trường sống của cá, phải có một môi trường sống phù hợp thì cá mới có thể sinh trưởng và sinh sản tốt. Để có thể nuôi cá cờ một cách thuận lời thì người nuôi nên đáp ứng được những nhu cầu, dụng sau đây:
- Lọ, keo và hồ nuôi cá phải đảm bảo sạch sẽ nhất. Nên dùng chất liệu thủy tinh để tạo môi trường nuôi cá tốt hơn và dễ chiêm ngưỡng được những hình ảnh đẹp nhất của cá.
- Nuôi cá Cờ không cần thiết phải bơm quá nhiều oxy vào nước. Bởi vì khác với những loài cá khác cần phải bơm rất nhiều oxy để thở thì loài cá thiên đường có thể sống dai trong môi trường thiếu hụt khí oxy.
- Cá thiên đường có một đặc tính rất hay đó là vô cùng thích nhảy lên mặt nước. Đặc biệt, khi nuôi cá trong lọ, hồ chỉ nên để lại một góc thoát khí oxy còn lại nên đậy kín để tránh cá nhảy ra ngoài và các loài động vật khác có thể đến ăn mất.
- Khi nuôi cá bạn nên thả thêm rong hoặc bèo vừa để làm đẹp bể cá, vừa có thể giảm bớt tính nhảy của nó.
Làm sao có thể ghép đôi và giúp cá cờ sinh sản
Việc ghép đôi và giúp cá Cờ có thể sinh sản khá dễ dàng. Bạn chỉ cần cho một cặp cá vào chung trong một bể, một ao với nước đã được thay mới hoàn toàn và thêm một ít rong, rêu. Điều này giúp cho cá mái có thể trốn đi khi mà cá Cờ đực đang quá hung hăng, đã có rất nhiều trường hợp cá thể cá Cờ mái bị cá thể đực cắn chết. Vì vậy trước khi chọn hai cá thể cá Cờ để ghép đôi phải chọn rất kỹ lưỡng và nên làm vào thời điểm thích hợp.
Các loại bệnh và điều trị bệnh cá cờ
Tuy loài cá này có thể sống kiên cường trong điều kiện thiếu oxy nhưng chúng vẫn có thể mắc một số loại bệnh theo đặc tính loài cá
Loài cá cờ thường gặp phải bệnh đốm trắng
Bệnh này là do những con ký sinh trùng ẩn cư trên cơ thể của cá cờ hoặc ở dưới lớp da chúng ta rất khó để nhìn thấy và phân biệt. Nếu triệu chứng rõ ràng, bạn có thể dễ dàng thấy chúng nhỏ như hạt cát hoặc hạt muối li ti trên cơ thể cá.
Khi nhiễm bệnh, cá thường có nhiều biểu hiện như trông lờ đờ, bơi chậm, vây cá không thể vẩy mạnh hoặc cá hay quẹt mình vào thành bể hoặc hồ.
Làm sao để chữa trị khi cá cờ mắc bệnh
Khi cá Cờ mắc bệnh này, chúng ta phải sử dụng một vài biện pháp phối hợp để chữa trị bệnh cho chúng, cụ thể:
- Bệnh đốm trắng thường được phát hiện trên cá thể cá bị sống trong hồ nước nhiễm bẩn vậy nên tắm nước muối cũng là một cách giúp cá rửa sạch ký sinh trùng.
- Để tiêu diệt đám kí sinh trùng, bạn nên tăng nhiệt độ hồ thủy tinh lên 29,5 độ. Ở mức nhiệt độ này, cá vẫn có thể sống được và sau một thời gian nhất định chúng ta giảm nhiệt độ xuống một cách từ từ.
- Vệ sinh hồ nước nuôi cá cờ thường xuyên, tránh để hồ bẩn và nước đục.
Kết bài
Chắc hẳn qua bài viết trên, bạn đã thấy thú vị và tò mò hơn về cá Cờ rồi đúng không? Mặc dù cá thiên đường không nằm trong sách đỏ hoặc nằm trong danh mục những loại cá cần được bảo vệ nhưng cá thể động vật nào cũng cần được duy trì và bảo tồn. Vì vậy, hãy giữ môi trường trong sạch để những loài cá tuyệt đẹp này tồn tại mãi nhé!