Tin tứcCá cầu vồng - Dòng cá tuyệt đẹp được nhiều người yêu...

Cá cầu vồng – Dòng cá tuyệt đẹp được nhiều người yêu thích

Trong những năm gần đây, cá cầu vồng đang là một dòng được nhiều người chơi ác ưa chuộng. Loài cá này đang gây sốt tại các cửa hàng bán cá cảnh, bất kỳ cửa hàng nào cũng đều bán dòng cá cảnh này. Nhiều người mua chúng về để nuôi. Tuy nhiên, nhiều người không thành công, cá bị chết vì không phải ai cũng biết các kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá. Bài viết sẽ hướng dẫn mọi người kỹ thuật nuôi và chăm sóc loài cá này.

Tổng quan về cá cầu vồng

Cá cầu vồng là một loài cá thuộc họ Melano Taeniidae. Chúng được phát hiện đầu tiên tại một hồ nhỏ nằm trên eo đất nối giữa bán đảo Vogelkop và New Guinea. Vốn dĩ loài cá này có tên gọi như vậy vì cả con đực và con cái đều có màu sắc sặc sỡ. 

Đặc biệt là những con đực khi trưởng thành thì màu sắc càng đậm hơn. Sau này khi được người ta đem về nuôi tại các bình thủy sinh thì loài cá này cũng ăn các thức ăn khô. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu để khỏe mạnh và có màu sắc sặc sỡ nhất thì loài cá này nên được ăn những đồ tươi sống hoặc đồ đông lạnh. 

Loài cá này thường đẻ trứng ở những bụi cỏ dại. Và hiện nay để trứng cá không bị.Ăn thịt bởi những loài khác thì người ta thường thu hoạch trứng của loài cá này và ấp trong các bể thủy sinh. Thông thường trứng sẽ nở sau một tuần được ấp.

Cá cầu vồng là giống cá được nhiều người nuôi vì màu sắc bắt mắt
Cá cầu vồng là giống cá được nhiều người nuôi vì màu sắc bắt mắt

Ngoại hình cá cầu vồng

Cá cầu vồng thường thu hút ánh nhìn và sự chú ý của mọi người nhờ ngoại hình bắt mắt, sặc sỡ của mình. Tuy nhiên, vì chưa được tận mắt nhìn thấy nên nhiều người thắc mắc về ngoại hình, kích thước và đặc điểm của loại cá này. Vì vậy, bài viết sẽ cung cấp những thông tin bổ ích về ngoại hình của cá. 

Kích thước của cá cầu vồng

Một con cá cầu vồng khi trưởng thành có thể dài tới 10cm. Tuy nhiên, thông thường phổ biến hơn là những con nhỏ hơn, khoảng 8cm. Con đực thường có kích thước lớn hơn và cơ thể dài hơn. Nhìn chung loài cá này không quá lớn và nó có hình thoi thon dài.

Chúng ta có thể phân biệt giữa con đực và con cái bởi kích thước của chúng. Bởi vì khi trưởng thành, con đực sẽ có một chiếc bướu lồi và có một bộ ngực khá phát triển góc cạnh nên tỷ lệ chiều dài của cơ thể sẽ dài hơn so với con cái. Ở con cái các vây sẽ nhỏ và tròn hơn. 

Cá có kích thước thon dài, sặc sỡ 
Cá có kích thước thon dài, sặc sỡ

Màu sắc của cá cầu vồng

Khi nói về đặc điểm nổi bật nhất của loài cá này phải kể tới màu sắc. Màu sắc của cá, đặc biệt là 2 bên vây sẽ thay đổi thường xuyên do môi trường sống và vị trí địa lý. Không phải con cá nào cũng có màu giống nhau. Tuy nhiên, chúng đều có chung về cách phân bố màu trên cơ thể. 

Thông thường, một con cá cầu vồng sẽ gồm có 2 sọc lớn ở hai bên, cùng với đo slaf những sọc nhỏ, hẹp màu cam  phân bố  dọc theo các hàng vảy. Ở giữa thân cá thường sẫm màu hơn so với 2 bên. 

Toàn bộ cơ thể sẽ ánh lên một màu tím hoặc xanh lam. Tùy vào độ trưởng thành của cá mà vây sẽ có màu từ không màu cho tới màu đỏ đậm, thậm chí có những con vayne sẽ có các đốm sắc xanh lá và đỏ tươi.  Còn vây lưng và vây ở hậu môn thì sẽ ánh lên các tia màu vàng, màu đỏ cam và có viền sẫm.

Người ta nói rằng điểm đặc biệt nhất đặc trưng của loài cá này là những đường ngoằn ngoèo màu đen nằm ở trên vây hậu môn. Mọi người có thể dựa vào màu sắc để phân biệt giữa con đực và con cái. Con đực thường có màu sắc tươi sáng hơn và các vây ở lưng bụng cũng dài hơn. Còn với những con cá cầu vồng cái thì màu sắc sẽ nhợt nhạt hơn, thiếu nhiều dải màu và không có các đường sọc ngoằn ngoèo trên cơ thể. 

Kỹ thuật nuôi cá cầu vồng

Nhìn chung, việc nuôi cá này không quá khó, thậm chí là khá dễ so với nhiều loài cá khác. Loài cá này sống rất khỏe và lên màu khá đẹp. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý một vài điểm sau.

Môi trường nước

Mọi người thường nuôi cá cầu vồng ở các bình thủy sinh. Các bình này yêu cầu phải có hệ thống máy lọc chuyên dụng đảm bảo cho môi trường nước luôn sạch sẽ và đủ khí oxy. Cùng với đó là điều kiện về ánh sáng cá phải được nuôi ở những nơi ánh sáng được đảm bảo đầy đủ để có thể phát triển tốt nhất. Với loài cá này thì các bình thủy sinh không cần phải chứa cây thủy sinh, chỉ cần đá là được.

Nhiệt độ nước phù hợp và lý tưởng nhất để cá có thể phát triển là từ khoảng 23-25 độ C. Độ pH dao động từ 7.0 đến 8.0. Mọi người không nên nuôi cá với một mật độ dày đặc bởi chúng cần khoảng trống để bơi. Đặc biệt nuôi quá nhiều cá trong một chiếc bình có thể gây ra triệu chứng căng thẳng và stress vì cá không đủ không gian để hoạt động.

Phải lưu ý kỹ về các yêu cầu của nước khi nuôi cá
Phải lưu ý kỹ về các yêu cầu của nước khi nuôi cá

Thức ăn

Khi nuôi cá cầu vồng thứ người ta quan tâm nhất là màu sắc. Và thức ăn là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới màu sắc của cá. Hiện nay, nhiều người nuôi thường sử dụng các loại thức ăn khô như: TetraPro và TetraColor. Loại thức ăn này khá là tốt cho cá, giúp cá có thể phát triển sinh trưởng.Bình thường, đặc biệt là lên màu rực rỡ hơn.

Ngoài việc cho cá ăn thức ăn khô thì hàng tuần có thể dành từ một tới 2 bữa để bổ sung các loại đồ ăn tươi như tôm bằm, bò bằm giúp cá có thêm dinh dưỡng và lên màu tươi sáng hơn. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên cho cá ăn quá nhiều thức ăn tươi vì chúng có thể gây kích ứng đường ruột và gây ra tính hung hăng ở cá. 

Sinh sản

Sau khi được khoảng 6 đến 10 tháng tuổi là cá cầu vồng đã bước vào giai đoạn trưởng thành và có thể bắt đầu quá trình sinh sản của mình. Khi cá đã trưởng thành thì nhận biết giữa giống đực và giống cái tương đối dễ dàng. 

Bộ phận sinh dục của con cái sẽ nằm ở sâu hậu môn dưới bụng. Trong khi đó, bộ phận sinh dục của con đực cũng nằm ở sau hậu môn, tuy nhiên rất nhỏ và khó nhìn thấy, khi nhấn vào bụng sẽ có tinh dịch chảy ra. 

Khi cá vào mùa sinh sản thì nên cho chúng vào một chiếc bể riêng có hệ thống lọc khí oxy, có các loại cây thủy sinh hoặc cây dương xỉ hoặc các khóm cây nhỏ khác. Đặc biệt tại những lùm cây này nên có các đoạn lũa để làm nơi ẩn nấp cho cặp bố mẹ. 

Sau khoảng 3 đến 5 ngày tách bể mọi người quan sát ở các lùm cây thủy sinh sẽ thấy trứng cá. Để trứng cá con không bị tổn thương và có thể nở thì mọi người nên tắt hệ thống sục oxy trong khoảng một tuần. 

Cá trưởng thành cần được tách bể khi đến độ sinh sản 
Cá trưởng thành cần được tách bể khi đến độ sinh sản

Phân loại cá cầu vồng

Hiện nay, loài cá này có nhiều chủng loại với nhiều màu sắc khác nhau.. Dưới đây là những loài cá được mọi người nuôi phổ biến nhất hiện nay.

Cá cầu vồng Boesemani

Được biết, dòng cá này có đặc điểm nhận biết là từ giữa thân cho tới đuôi có màu vàng, còn từ đầu tới giữa thân lại có màu xám. Ở một số con cá thuộc dòng này, mọi người có thể nhìn thấy các vệt xã quang màu vàng chạy dọc theo thân.

Cá cầu vồng Dwarf Neon

Đặc điểm nổi bật nhất của dòng cá này đó chính là có màu đỏ chạy dọc vây và đuôi cá. Thân cá sẽ có màu bạc, hơi ngả xanh khá giống với màu đèn neon. Đây là giống cá ngoại lai có màu sắc đặc biệt nhất trong tất cả các loại cá cầu vồng.

Cá cầu vồng turquoise

Nếu như những loài cá cầu vồng khác đều nổi bật với các màu sắc sặc sữa tươi sáng thì loài cá này lại chỉ có màu xanh ngọc trải từ đầu tới thân. Phần bụng cá thì hơi ngả trắng. Chính vì thế nên những người nuôi cá cũng rất thích thú với sự khác biệt này của chúng. 

Các dòng đèn thủy sinh phù hợp với cá cầu vồng

Loài cá này phần lớn được nuôi trong các bình thủy sinh và để màu sắc của chúng được phát huy tốt nhất tì mọi người nên lắp thêm đèn cho bình thủy sinh của mình. Để màu sắc sặc sỡ của loài cá này được phát huy một cách tốt nhất thì mọi người có thể tham khảo một vài dòng đèn thủy sinh sau: Week P Pro, Week ARK Pro, Chihiros Vivid 2, Netlea AT5, Chihiros WRGB 2, Đèn Micmol NH Series, Đèn TS4U Pro, Đèn Week T90 Pro. 

Các loại bệnh và điều trị bệnh ở cá cầu vồng

Nhìn chung thì loài cá này khá là dễ nuôi và sức khỏe khá tốt. Tuy nhiên, nếu như các yếu tố ngoại cảnh như nước không sạch, bị bẩn thì cá rất dễ bị bệnh. Một loại bệnh phổ biến ở loài cá này là bệnh đốm trắng. Bệnh này là do các ký sinh trên cơ thể cá tạo ra những đốm li ti. Khi mắc bệnh này, cá có thể bị mờ mắt, chán ăn. Để có thể hạn chế tối đa các dịch bệnh ở cá, mọi người cần tham khảo những lưu ý sau. 

Trước hết giống như nhiều loài cá khác thì hồ nước sạch là một điều vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự sống còn của cá. Bạn nên thay nước thường xuyên và làm sạch tảo, cây, đá dùng để trang trí. Và để an toàn hơn thì bạn nên sử dụng các bộ kiểm tra nước để kiểm tra các thông số của nước thường xuyên. Nếu như gặp vấn đề về nước thì còn có thể phát hiện và xử lý kịp thời.

Một yêu cầu khác là bạn cần phải cho cá ăn với một chế độ dinh dưỡng, phù hợp. Không nên để cá thiếu dinh dưỡng bởi chúng cần một lượng chất dinh dưỡng lớn trong cơ thể để chống lại các dịch bệnh. Trong trường hợp có một con cá bị bệnh thì phải cách ly bằng cách thả vào một chiếc hồ khác để mầm bệnh không lây lan sang các con khác. 

Loài cá này dễ mắc các bệnh như đốm trắng khắp thân
Loài cá này dễ mắc các bệnh như đốm trắng khắp thân

Kết luận

Như vậy, bài viết đã cung cấp những thông tin cơ bản đến mọi người về loài cá cầu vồng. Đây là một loài cá được nhiều người ưa chuộng bởi màu sắc rất rực rỡ tươi sáng. Tuy là một loài cá dễ nuôi, nhưng bạn cũng cần lưu ý một vài kỹ thuật để cá không bị mắc bệnh. Hy vọng bài viết hữu ích với mọi người. 

Xem nhiều nhất

Hướng dẫn Kỹ thuật Nuôi Cá Phát Tài: Bí quyết để Thành công

Hướng dẫn Kỹ thuật Nuôi Cá Phát Tài là một bài viết hữu ích giúp bạn có thể tìm hiểu về các kỹ thuật...

Các loại thức ăn tốt nhất cho cá phát tài: Cá phát tài ăn gì?

Cá phát tài ăn gì? Cá phát tài là một loài cá đặc biệt, có nhu cầu dinh dưỡng khác biệt so với các...

Cá Phát Tài: Hướng Dẫn Nuôi Chung Với Loài Cá Nào

Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về cách nuôi chung cá, các loài cá phù hợp với nhau,...