Cá cảnhCá Betta - Đặc điểm, cách nuôi và các loại bệnh thường...

Cá Betta – Đặc điểm, cách nuôi và các loại bệnh thường gặp

Cá Betta là một trong những dòng cá cảnh phổ biến nhất hiện nay bởi màu sắc sặc sỡ và siêu cuốn hút của mình. Đây là một loài cá có kích thước nhỏ nhưng lại khá khó nuôi, cần nhiều sự chăm sóc. Vậy nuôi cá tại nhà thì cần chuẩn bị gì và những lưu ý khi chăm sóc cá, tất tần tật sẽ được bật mí thông qua bài viết dưới đây!

Đặc điểm của cá Betta

Cá Betta còn có nhiều tên gọi khác là cá lia thia, cá xiêm hay cá chọi xiêm… Đây là một trong số những loài cá cảnh nước ngọt phổ biến nhất hiện nay. Loài này hiện đang được biết với tên khoa học là Betta Splendens, thuộc họ Osphronemidae thuộc bộ Perciformes. 

Cá Betta thuần chủng có nguồn gốc lâu đời từ Thái Lan, sau này lan rộng ra và được lai tạo thành nhiều dòng mới. Trước đây, người ta đã tìm thấy 3 dòng betta hoang dã lần lượt là pla-kad, ikan bettah và trey krem tại Thái Lan, Campuchia và bán đảo Mã Lai. 

Màu sắc

Đây là loài cá cảnh từng được mệnh danh là “trang sức của phương Đông” vì màu sắc tuyệt đẹp của bộ vây. Tuy nhiên trong thực tế, loài cá betta hoang dã chỉ có 2 màu chủ đạo là màu xanh lá cây xỉn và màu nâu, bộ vây và đuôi của cá hoang dã cũng ngắn hơn. Về sau do quá trình lai tạo để tạo ra các giống cá làm cảnh mới cuốn hút hơn thì rất nhiều loại cá betta mới ra đời với đa dạng màu sắc và bộ vây đuôi dài hơn.

Màu sắc
Đặc điểm đặc trưng của cá Betta

Hầu hết các màu sắc hiện nay đều rất óng ánh và có thể thay đổi màu theo góc độ hay cường độ ánh sáng như đồng, vàng… Theo tự nhiên thì cá betta chỉ thay đổi sang màu sắc rực rỡ khi bị kích động, nhưng nhờ lai tạo mà nhiều dòng cá với màu sắc nổi bật ngay cả khi không bị kích động đã ra đời.

Thông thường con đực mới có màu sắc và bộ vây lộng lẫy nên thường được trưng bày tại các cửa hàng cá cảnh. Con cái cũng có thể lai để tạo ra màu sắc rực rỡ nhưng bộ vây lại không dài và đẹp được như con đực.

Các đặc tính của cá

Cá Betta thuộc loài cá ăn thịt với cấu tạo miệng hếch lên để dễ dàng kiếm ăn trên bề mặt nước. 

Kích thước betta khá nhỏ, thường một con trưởng thành sẽ có thể dài từ 6 đến 8 cm, có tuổi thọ trung bình từ 7 đến 10 năm. Phần đầu của cá tương đối nhỏ, hàm hơi hếch với hàm dưới dài hơn hàm trên và mắt lồi. Thân cá dài và nhỏ, lưng cá hơi gù, khắp thân đều được bao bọc bởi lớp vảy óng ánh. Đặc biệt nhất là đuôi cá khá dài, có rất nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau. 

Một điểm đặc biệt của cá Betta có thêm một cơ quan hô hấp phức tạp trên đầu – labyrinth. Cơ quan hô hấp này cho phép cá lấy oxy trực tiếp từ không khí trên mặt nước. Do đó chúng có thể tồn tại ngay cả ở trong môi trường hồ chật hẹp và nồng độ oxy trong nước không cao.

Hình thức sinh sản của cá betta là đẻ trứng, mỗi lần sẽ sinh được từ 10 đến 40 trứng, trứng sẽ nở sau khoảng 30 đến 40 ngày. Cá đực sẽ chăm con khoảng 2 ngày sau đó tách con.

Những chủng loại cá Betta đẹp hiện nay

Cá Betta nổi tiếng không chỉ với màu sắc sặc sỡ cuốn hút mà còn là ở hình dáng đuôi và vây cực kỳ bắt mắt. Qua quá trình lai tạo đã tạo nên rất nhiều giống cá mới đẹp và thu hút hơn, dưới đây là một số loại cá betta phổ biến hiện nay được phân loại dựa trên đặc điểm (kích thước, hình dáng) của đuôi:

Dòng Halfmoon (cá Betta Koi)

Halfmoon được xem là dòng cá betta đẹp nhất thế giới và có giá trị cao nhất trong các loại. Đuôi cá có thể mở rộng đến 180 và lớn hơn nữa. Đây là dòng khó nhân giống thậm chí đối với cặp bố mẹ thuần chủng, do đó cá halfmoon càng trở nên quý hiếm và đắt đỏ.

Dòng Betta rồng

Dòng Betta rồng
Một số loại nổi tiếng trên thị trường

Có tên khoa học là Betta Dragon, dòng cá này có nguồn gốc từ Đông Nam Á với nhiều màu sắc sặc sỡ như đỏ, trắng, vàng, xám đen,… Thông thường cá rồng có thân, đuôi và vây đồng màu với nhau.

Dòng Betta Crowntail

Có tên gọi khác là cá Betta đuôi tưa có nguồn gốc từ miền tây Indonesia. Đặc điểm nhận dạng là vây có dạng bị tưa như đầu của vương miện. được phát hiện vào năm 1997 tại miền tây của đất nước Indonesia. Cá Crowntail có thể chia thành 3 loại là Single, Double và Double Double Crowntail.

Dòng Betta Thái

Có nguồn gốc từ vùng Bolivia và Chile, loại cá này thường có màu sắc đậm và có thể thay đổi màu tương tự như các dòng betta nguyên thủy. 

Dòng Betta Doubletail

Đây được xem là một phân loại của Halfmoon với các đặc điểm khá tương đồng và đuổi tách nhau thành 2 phần riêng biệt. Ngoài ra phần vây lưng của cá cũng khá dài nên được khá nhiều người chơi cá cảnh ưa chuộng. 

Dòng Betta Dumbo

Betta Dumbo hay còn có tên gọi khác “cá tai voi”, đây là dòng cá khác biệt với hai chiếc kỳ to nằm hai bên thân. Ngoài ra, vây và đuôi của các tai voi cũng to và mở rộng rất đẹp mắt. Do đó rất nhiều người chơi cá Betta đều săn đón dòng cá này.

Betta Wild Type

Đây được mệnh danh là dòng cá có màu sắc đẹp nhất trong các loại. Đây là một dòng cá tự nhiên, thường sống ở đảo Borneo của Malaysia. Kích thước của loài cá này nhỏ hơn so với các dòng khác, tối đa chỉ đạt 5cm.

Cách thiết lập bể cá Xiêm chi tiết 

Để thiết lập được chính xác bể Betta phù hợp nhất bạn cần quan tâm đến các vấn đề như sau: 

Chọn bể cá phù hợp

Điều đầu tiên quan trọng khi bắt đầu thiết lập bể nuôi cá là phải chọn đúng loại bể cá. Tùy thuộc vào số lượng cá bạn định nuôi và không gian trưng bày mà chọn bể có kích thước phù hợp. Thông thường kích thước bể tối thiểu để nuôi cá Betta là bể 20 lít nước, bể nhỏ hơn sẽ khiến cá khó sinh trưởng. 

Chọn vị trí để bể cá

Cách thiết lập bể cá Xiêm chi tiết
Các bước thiết lập bể cá

Sau khi đã chọn xong bể thì bạn nên xem xét đến vị trí đặt bể cá. Không nên đặt bể cá dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp và không nên để bể ở nơi có nhiều tiếng ồn, vì sẽ khiến cá căng thẳng và ánh sáng mặt trời sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ của nước. Vị trí tối ưu bạn nên để bể cá là nơi yên tĩnh và ánh sáng tối mờ mờ.

Thiết bị bể cá phù hợp

Bạn cần tìm mua các thiết bị cần thiết và phù hợp với bể cá. Cá Betta khá thính ánh sáng, tuy nhiên không nên để bể cá dưới ánh nắng trực tiếp, do đó có thể thay thế thành hệ thống đèn phù hợp với bể cá. Tránh việc sử dụng đèn phát quang hoặc đèn LED vì nếu chiếu sáng sâu thì sẽ khiến tảo phát triển nhanh. 

Quan trọng hơn cả là bộ lọc và bộ sưởi bể cá. Bộ lọc với công suất nội bộ bình thường là lý tưởng cho một bể cá betta tại gia. Lưu ý điều chỉnh cường độ dòng chảy phù hợp để cá có thể bơi thoải mái. Đối với bộ sưởi thì cá betta vốn sống ở vùng nhiệt đới nên nhiệt độ nước khi nuôi trong nhà cũng cần phải phù hợp. Bạn có thể sử dụng máy sưởi nhỏ thả chìm dưới nước, điều chỉnh nhiệt độ từ 24 đến 27 độ C là phù hợp. 

Lớp đất nền và trang trí bể

Lớp đất nền trong bể cá nên là cát hoặc sỏi nhỏ mịn, vừa giúp cân bằng độ pH cho nước, vừa không quá chiếm không gian của bể. Bạn cũng có thể trang trí hồ cá theo sở thích của mình. Tuy nhiên vật dụng trang trí như cây thủy sinh, bèo… cũng cần được lựa chọn cho phù hợp, vì cá betta khá nhạy cảm với môi trường sống, bất cứ điều gì ảnh hưởng đến nước của bể đều không tốt cho sức khỏe của cá. 

Cách nuôi cá Betta đơn giản tại nhà

Trong tự nhiên, cá sẽ chủ yếu ăn các loài phiêu sinh, bọ gậy và các ấu trùng của côn trùng. Còn đối với cá được nuôi tại nhà, người nuôi cá thường cho cá betta ăn thức ăn sống như giun đỏ, thịt cá, viên thức ăn chuyên dụng cho cá xiêm… Nếu nguồn thức ăn đầy đủ và môi trường sống thuận lợi thì cá sẽ có thể sống lâu hơn, màu sắc nổi bật hơn, vây đuôi sẽ phát triển và nhanh lành hơn nếu bị rách.

Cách nuôi cá Betta đơn giản tại nhà
Cách nuôi cá đơn giản tại nhà

Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho cá ăn tối đa 2 lần/ ngày và hạn chế cho thức ăn dư thừa quá nhiều vào bể vì sẽ gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến sức khỏe cá. Việc thay nước quá thường xuyên cũng sẽ ảnh hưởng đến cá vì cá sẽ phải liên tục làm quen lại với nhiệt độ và môi trường nước mới. 

Đối với cá Betta nuôi để lấy giống thì có thể áp dụng phương pháp ép cá để thúc đẩy sinh sản. Tuy nhiên nên lưu ý tách trứng ra khỏi cá mẹ để tránh tình trạng cá mẹ nuốt trứng, và tách cá con khỏi đàn cá trưởng thành để chúng có thể sinh trưởng nhanh chóng hơn.

Các loại bệnh của cá Betta thường gặp

Một số bệnh thường gặp nhất ở loài Betta này cụ thể gồm có: 

Cá không chịu ăn

Nguyên nhân chủ yếu có thể là do thay đổi thức ăn, thời gian ăn không cố định, cá gặp các bệnh về tiêu hóa hoặc bị căng thẳng do môi trường sống. Để điều trị thì nên cho cá ăn đầy đủ, đúng loại thực phẩm phù hợp và đúng giờ, có thể sử dụng thêm thuốc kháng sinh.

Cá Betta ăn quá nhiều mắc bệnh về tiêu hóa 

Có thể bạn sẽ cảm thấy đây không phải là một căn bệnh tuy nhiên nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, nếu không chữa trị kịp thời thậm chí dẫn đến chết cá. Do đó, nếu thấy cá ăn quá nhiều, bạn có thể ngừng cho cá ăn một ngày để ổn định lại. Sau đó từ từ điều chỉnh khẩu phần ăn của cá cho phù hợp. 

Cá tự cắn đuôi

Nguyên nhân thông thường là do bị căng thẳng vì môi trường sống quá hẹp hoặc thiếu ánh sáng. Nếu gặp tình trạng này thì bạn nên cách ly cá đối với các con khác trong hồ, và tạo không gian ánh sáng dịu vì cá betta khá ưa chuộng ánh sáng.

Bệnh nhiễm trùng do vết cắt

Bệnh nhiễm trùng do vết cắt
Một số loại bệnh thường gặp ở cá Betta

Tình trạng này có thể xảy ra đối với những cá thể cá tăng động, hung hăng gây ra va đập và tạo nên những vết cắt trên cơ thể, từ đó gây ra nhiễm trùng. Ngoài ra còn có thể là vì lớp nền dưới hồ quá sắc

Một nguyên nhân khác đó là do lớp nền quá sắc gây ra những vết cắt khi cá bơi ngang qua. Do đó, cần lưu ý thiết lập lớp nền cho hồ thật trơn tru và mịn. Đồng thời, đồ vật trang trí trong bể kể cả cây thủy sinh cũng cần được lưu ý.

Bệnh thối vây

Nguyên nhân thông thường dẫn đến bệnh thối vây cá Betta đều đến từ việc nguồn nước không sạch. Đây là một loại bệnh do vi khuẩn gây nên, khiến cá bị kích ứng và viêm vây. Khi thả một con cá mới vào bể nhưng cá thể cá có mang vi khuẩn gây bệnh thối vây thì bệnh cũng có thể lây sang cá cá thể cá khác trong hồ. Do đó hãy cách ly cá mới trong một khoảng thời gian trước khi thả chung vào với bầy.

Giá của cá chọi xiêm hiện nay

Tùy theo từng phân loại khác nhau mà giá của cá Betta trải dài từ giá thấp đến giá cao. Cá có màu sắc càng lạ, đuôi vây càng dài mà số lượng cá quý hiếm thì giá sẽ càng cao hơn. Thông thường, giá cá cảnh betta sẽ dao động từ 100.000 đến 1.000.000 đồng/con tùy loại. 

Kết luận

Trên đây là các thông tin sơ lược về loài cá cảnh phổ biến nhất hiện nay – cá Betta. Nếu bạn đang muốn nuôi một bể cá trong nhà thì đừng bỏ qua bài viết này để tìm hiểu các thông tin cần thiết trước khi tiến hành. Chúc bạn thành công với hồ cá cảnh thật lộng lẫy của mình!

Xem nhiều nhất

Hướng dẫn Kỹ thuật Nuôi Cá Phát Tài: Bí quyết để Thành công

Hướng dẫn Kỹ thuật Nuôi Cá Phát Tài là một bài viết hữu ích giúp bạn có thể tìm hiểu về các kỹ thuật...

Các loại thức ăn tốt nhất cho cá phát tài: Cá phát tài ăn gì?

Cá phát tài ăn gì? Cá phát tài là một loài cá đặc biệt, có nhu cầu dinh dưỡng khác biệt so với các...

Cá Phát Tài: Hướng Dẫn Nuôi Chung Với Loài Cá Nào

Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về cách nuôi chung cá, các loài cá phù hợp với nhau,...