Tin tứcCá bảy trầu - Vẻ đẹp mộc mạc, giản dị đến từ...

Cá bảy trầu – Vẻ đẹp mộc mạc, giản dị đến từ loài cá này

Cá bảy trầu thu hút được đông đảo những người nuôi cá yêu thích. Bên cạnh những loài mang vẻ đẹp sang trọng, quý phái thì loài cá này mang trên mình vẻ đẹp mộc mạc, gần gũi. Chính điều đó đã tạo nên nét độc đáo riêng cho loài cá này. Hãy cùng khám phá thêm về loài cá này qua bài viết sau.

Tổng quan về loài cá bảy trầu

Cá bảy trầu tên khoa học là Trichopsis vittata và tên tiếng Anh Croaking Gourami, chúng được gọi với rất nhiều cái tên khác nhau như cá bã trầu, cá thanh ngọc,… Chúng là loài cá nước ngọt sở hữu kích thước nhỏ, thuộc họ Osphronemidae và được thấy khá nhiều. 

Loài cá này được tìm thấy tự nhiên ở các vùng Borneo, Malaysia, Campuchia, Sumatra, Lào, Việt Nam, Thái Lan và Java. Chúng có nguồn gốc từ Đông Nam Á và được ưa chuộng, nuôi rộng rãi trên toàn thế giới.

Loài cá này là cá sống đáy, nên chúng chủ sinh sống tập trung ở môi trường nước sâu hoặc các vùng nước ngọt nông, dòng nước chảy chậm với các loài thủy sinh phong phú như kênh, mương, đồng cỏ ẩm ướt, hệ thống thoát nước, ao nước dày đặc. 

Cá thanh ngọc tạo ra tiếng ồn “cạch cạch”  khi chúng ngoe nguẩy vây ngực nên còn được gọi với cái tên “Talking Gourami”. Ở nước ta với hệ thống ao hồ và đồng ruộng phổ biến nên loại cá này phát triển nhiều.

Cá bảy trầu có vẻ đẹp gần gũi, mộc mạc rất được ưa chuộng
Cá bảy trầu có vẻ đẹp gần gũi, mộc mạc rất được ưa chuộng

Cá bảy trầu có đặc điểm gì?

Hình dáng

Loài cá này sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường có nhiệt độ nước từ 24 – 30 độ C, độ cứng của nước 5 – 20 dH, còn độ pH 6.0 – 8.0. Chúng là loài cá nhỏ, có kích thước chiều dài từ  6 – 7cm. Cá bảy trầu nổi bật với các sọc màu đậm từ nâu đến đen, chạy dọc thân. Vây hậu môn của cá mềm như sợi chỉ thuôn dài, mở rộng về phía sau, có vết đen phía trên gốc ngực. Chúng có thân hình cân đối, miệng nhọn, vây và đuôi mềm mại, thân cá dẹt.

Màu sắc

Cá bảy trầu có màu sắc độc đáo, kết hợp giữa màu xanh lam, màu đỏ và xanh lá. Cá đực sẽ có màu sắc bắt mắt hơn với phần vây lưng tròn. Còn con cái có màu sắc đơn giản hơn, phần vây lưng nhọn khác với cá đực. Khi quẫy nước chúng tạo ra tiếng kêu “tạch tạch” nhất là vào mùa sinh sản.

Cá bảy trầu này dễ nuôi, thức ăn của chúng cũng đa dạng
Cá bảy trầu này dễ nuôi, thức ăn của chúng cũng đa dạng

Hành vi

Loài cá này khi nuôi chung thường khá nhát, bấn loạn và không ngó ngàng gì tới nhau. Tuy nhiên, nếu nuôi cách ly từ 1 tháng trở lên, cá phát triển mạnh mẽ bản tính bảo vệ lãnh thổ. Khi cho cá bảy trầu vào chung bể nuôi sẽ có hiện tượng vờn nhau, nối đuôi lượn xoay vòng quanh hoặc phồng mang, quạt đuôi vào nhau. 

Chúng lao vào cắn nhau, tạo ra những tiếng kêu giống loài ếch nhái. Khi chọi nhau, chúng cắn rất mạnh làm nước sánh văng ra ngoài bể. Thỉnh thoảng, chúng cũng chu mỏ, ngửa bụng lên đến hàng giờ,…

Thức ăn của cá bảy trầu là gì?

Loài cá bảy trầu này rất dễ nuôi với nguồn thức ăn đa dạng. Trong môi trường hoang dã tự nhiên, chúng ăn trùn chỉ, loăng quăng, cánh kiến hay các loài sinh vật nhỏ khác,… Trong quá trình nuôi thì chúng cũng có thể ăn các loại như cám viên hay là thức ăn tổng hợp,… Tuy nhiên, các bạn không nên cho chúng ăn thức ăn tổng hợp lâu ngày vì có thể khiến cho cá bị thiếu dinh dưỡng, chậm phát triển.

Tập tính sinh sản của cá bảy trầu

Loài cá này đẻ trứng trong quá trình sinh sản. Vào mùa sinh sản, cá quẫy nước nhiều hơn, phát ra tiếng kêu rất to. Vây ngực của chúng có khả năng tạo ra âm thanh khi quẫy nước và đây cũng là phương thức giao tiếp quan trọng của loài này. Cá bảy trầu đẻ trứng thành các tổ bọt. 

Mỗi lần cá cái đẻ có thể được 100 – 2000 trứng. Cá đực sẽ có nhiệm vụ chăm sóc trứng và cá con. Sau khi xong, bạn nên tách cá cái ra bể riêng để hạn chế cá ăn trứng. Đồng thời, cần để bể cá ở nơi yên tĩnh, nhiệt độ ấm ấp và che chắn cẩn thận cho bể cá trong quá trình sinh sản.

Cách chăm sóc cá bảy trầu

Tuy là loài cá rất dễ nuôi nhưng bạn cũng cần phải lưu ý một số điểm để cá có thể phát triển và sinh trưởng tốt:

Thiết kế môi trường sống

Bể cá

Loài cá này có nguồn gốc từ tự nhiên, quen sống ở những nơi rộng, thoáng, nên khi nuôi làm cảnh, bạn cần  nuôi chúng trong các bể cá lợn, thể tích từ 70 lít trở lên. Bên trong bể cá cần đặt nhiều rong, rêu hay cây thuỷ sinh để tạo nơi ẩn nấp cho cá cũng như cần lưu ý dòng nước trong bể chảy chậm vì chúng tương đối nhút nhát.

Thay nước cho bể cá

Bạn nên thay nước cho bể của 2 tuần 1 lần thì sẽ giữ lại 75% nước cũ còn nếu thay tuần 1 lần thì sẽ giữ lại nước cũ 90% là được. Cá bảy trầu không cần quá nhiều oxy nên bạn sục khí ở mức vừa phải để phù hợp với cá.

Thường xuyên vệ sinh cho bể cá đảm bảo môi trường sống
Thường xuyên vệ sinh cho bể cá đảm bảo môi trường sống

Nhiệt độ

Loài cá này sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở mức nhiệt độ 24 – 30 độ C, độ cứng của nước 5 – 20 (dH) và độ pH từ 6 – 8. Loài cá này ưa tĩnh lặng cũng như có thảm thực vật dày nên bạn cần tránh đặt bể cá ở những nơi ồn ào, chịu tác động trực tiếp từ môi trường.

Ánh sáng, hệ thống lọc nước

Trong quá trình nuôi cá bảy trầu, bạn cần lắp đặt hệ thống lọc nước để đảm bảo cho môi trường sống của cá được sạch sẽ, thay đổi vừa phải phù hợp mà không làm ảnh hưởng tới cá. Ánh sáng trong bể cá ở mức vừa phải, hạn chế ánh nắng trực tiếp chiếu vào.

Chế độ ăn của cá

Trong tự nhiên, nguồn thức ăn của cá dồi dào chủ yếu là côn trùng, bọ và ấu trùng nhỏ. Chúng là loài cá không quá kén chọn và có thể ăn được thức ăn sống, khô và đồ đông lạnh. Ngoài ra, chúng cũng có thể ăn các loài phù du, giáp xác, thịt tôm, thực vật. 

Trong quá trình nuôi cá, bạn cần có chế độ ăn cho cá phù hợp, giảm trọng lượng để duy trì sức khỏe cho chúng. Bạn nên cung cấp các bữa ăn dạng vảy, thực phẩm bổ sung thường là giun huyết đông khô, tôm ngâm nước muối, giun tubifex hoặc một ít vảy được làm từ tảo để cung cấp lượng vitamin cần thiết cho cá.

Bạn nên cho cá bảy trầu ăn hai lần với lượng thức ăn tiêu thụ trong vòng 2 phút và không nên cho cá ăn quá nhiều vì phần vụn thức ăn thừa còn sót lại phân hủy trong bể cá khiến cho nước của bệ bị ô nhiễm, cá dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng.

Trong quá trình sinh sản cần đặc biệt chăm sóc cá này
Trong quá trình sinh sản cần đặc biệt chăm sóc cá này

Chăm sóc kỹ khi cá sinh sản

  • Khi nước mềm, nhiệt độ hơi cao sẽ giúp cho cá bảy trầu được sinh sản tốt. Bể cá được đậy nắp kín vì cá con cần không khí ấm và ẩm để các cơ quan mê cung được phát triển tốt.
  • Không cần tách cặp nuôi vào bể riêng trước quá trình sinh sản. Con đực sẽ xây tổ trên bề mặt thảm thực vật, trong hốc hoặc dưới phần nhô ra. Sau khi sinh sản, cá trưởng thành thường được để lại tại chỗ. Con cá cái thường được con đực bao bọc, đóng vai trò tích cực trong việc bảo vệ tổ khỏi kẻ xâm nhập xung quanh. Trứng cá thường sẽ nở trong vòng 48 giờ. Cá con sẽ ở trong tổ khoảng 3 – 4 ngày, đến khi túi noãn hoàng được hấp thụ hoàn toàn.
  • Cá cái có thể đẻ lên đến 100 – 2000 trứng và phải tách chúng ra khỏi bể ngay sau khi sinh sản xong. Khi cá con bơi lại tự do được thì nên tách tiếp cá đực ra. Đồng thời, bạn cần phải duy trì không khí ấm áp giữa bề mặt nước và trang bị đầy đủ các tấm phủ mọi nơi  khi cá con phát triển các cơ quan mê cung của chúng, nhất là trong tuần đầu tiên của loài cá này.

Chú ý tới các bệnh thường gặp của cá bảy trầu

Tương tự như các loài cá cảnh khác, nếu quá trình chăm sóc không cẩn thận thì cá rất dễ bị mắc bệnh. Một số bệnh thường gặp là đẻ non, vô sinh, xùa vảy cũng như bị nhiễm nấm,… nên bạn đặc biệt phải chú ý tới. Nguyên nhân chủ yếu là do môi trường nước không được đảm bảo cũng như thức ăn không cung cấp được đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho cá khiến cho chúng có đề kháng kém. 

Do vậy, bạn luôn duy trì bể cá ở nhiệt độ ấm áp vừa phải; thường xuyên thay nước, lọc nước để đảm bảo môi trường sống của chúng được sạch sẽ; cho cá bảy trầu ăn vừa phải cũng như đa dạng các nguồn thức ăn, cung cấp dinh dưỡng cho cá. Bạn nên hạn chế cho chúng ăn thức ăn tổng hợp vì sẽ làm ô nhiễm nguồn nước và khiến chúng dễ bị thiếu chất dinh dưỡng.

Nuôi cá bảy trầu cần lưu ý gì?

Dựa vào các đặc điểm, tập tính thì khi nuôi loài cá này, bạn cần lưu ý trong quá trình nuôi như sau:

  • Thể tích của bể cá phải lớn, tối thiểu 70L
  • Có thể nuôi chung với các loài cá khác nhưng cần nuôi 7 – 10 con cá bảy trầu trong 1 bể vì chúng sống theo bầy đàn và tạo được tính thẩm mỹ cho bể cá.
  • Cần đặt nhiều rong, rêu trong bể cá để đảm bảo các yếu tố giống môi trường thiên nhiên cũng như nguồn thức ăn và không khí cho cá.
  • Bể cá đặt ở những nơi có ánh sáng vừa phải, hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu vào ảnh hưởng tới nhiệt độ môi trường sống của cá.
  • Không cần lọc nước nhiều, không cần cung cấp nhiều oxy cho cá.

Để cá được phát triển tốt thì khâu chọn con giống rất quan trọng
Để cá được phát triển tốt thì khâu chọn con giống rất quan trọng

Ngoài một số lưu ý trong quá trình nuôi, thì việc mua được giống cá tốt đảm bảo chất lượng với mức giá thành phải chăng cũng là một điều quan trọng. Loài cá này được bày bán ở khắp các cửa hàng cá cảnh từ ngoài Bắc đến trong Nam. Bạn có thể đến trực tiếp các địa chỉ cá cảnh, chợ đầu mối, các cửa hàng uy tín để lựa chọn cá giống hoặc có thể mua online qua các diễn đàn, website về cá cảnh là được. 

Bạn không nên mua ở các cửa hàng nhỏ lẻ thay vào đó hãy mua tại các địa điểm chuyển phân phối cá cảnh, có nhiều dòng cá khác để đảm bảo được chất lượng cá tốt nhất. Loài cá này có giá thành tương đối rẻ, giá thị trường giao động ở mức 2.000 – 3.000 đồng/con, hoặc rẻ hơn tùy vào số lượng và địa điểm mua.

Kết luận

Cá bảy trầu là loài cá thân thiện, giá thành rẻ mà rất dễ nuôi nên được giới chơi cá yêu chuộng. Qua bài viết này chắc rằng bạn đã hiểu hơn về loài cá này. Hãy tạo bể cá của bạn thêm sinh động, phong phú hơn với giống cá này nhé.

Xem nhiều nhất

Hướng dẫn Kỹ thuật Nuôi Cá Phát Tài: Bí quyết để Thành công

Hướng dẫn Kỹ thuật Nuôi Cá Phát Tài là một bài viết hữu ích giúp bạn có thể tìm hiểu về các kỹ thuật...

Các loại thức ăn tốt nhất cho cá phát tài: Cá phát tài ăn gì?

Cá phát tài ăn gì? Cá phát tài là một loài cá đặc biệt, có nhu cầu dinh dưỡng khác biệt so với các...

Cá Phát Tài: Hướng Dẫn Nuôi Chung Với Loài Cá Nào

Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về cách nuôi chung cá, các loài cá phù hợp với nhau,...