Việc có một bể cá thủy sinh trong nhà không chỉ tạo không gian còn giúp bạn thoải mái đầu óc. Hiện nay được coi như một thú chơi tao nhã mà nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, để có thể chăm sóc một hệ sinh thái đầy đủ như thế bạn cần hiểu được các đặc điểm cơ bản của bộ môn này. Cùng mình tìm hiểu các thông tin sau đây nhé.
Thủy sinh là gì?
Thủy sinh là một hệ sinh thái được thu nhỏ ở dưới nước, nhưng khác với một bể cá cảnh thông thường, nhưng đa dạng và đầy đủ hơn. Để có thể tạo nên một hệ sinh thái đầy đủ các yếu tố cân bằng, sinh, diệt và sinh sống độc lập. Giống như tất cả các môn nghệ thuật giải trí khác, việc chơi thủy sinh đòi hỏi người chơi phải tỉ mỉ, chăm chút cho từng chi tiết trong bể cá thủy sinh của mình.
Các yếu tố tạo thành một hệ sinh thái thủy sinh
Hệ sinh thái thủy sinh là toàn bộ các sinh vật, yếu tố địa chất trong một vùng nước, gồm hai dạng chính là nước mặn và nước ngọt. Một hệ sinh thái thủy sinh bao gồm Bởi lẽ một bể thủy sinh bao gồm nhiều các loài thủy sinh dưới nước một cách đầy đủ hơn: tôm, cua, cá, rong, rêu, đất, cây dưới nước….
Các dụng cụ làm bể cá thủy sinh
Ngoài ra, ngày nay các bể cá thủy sinh còn được thiết kế thêm các phụ kiện đi kèm để hỗ trợ các sinh vật một cách tốt nhất. Phụ kiện bể thủy sinh thông thường phải gồm có hệ thống lọc nước, đèn chiếu, đất nền có dinh dưỡng cho các loại cây sống.
Máy lọc nước
Hàng ngày các loại sinh vật sinh sống trong đó đều ăn và thải ra các chất thải tồn tại ngay trong bể cá thủy sinh của bạn. Nếu chất thải đó và các thức ăn dư thừa không được xử lý hợp lý và đúng cách, thì có thể các sinh vật trong bể cá sẽ đứng trước nguy cơ suy yếu, bệnh tật.
Tuy nhiên việc thay nước nhiều lần thì không cần thiết, chỉ nên thay 1 đến 2 lần trong 1 tuần là đủ. Vì thế cần có thiết bị lọc nước để đảm bảo điều này, giúp lọc các các rác thải, thức ăn và các chất tan ra từ các sinh vật trong hệ sinh thái.
Đèn cung cấp ánh sáng
Tuy một số loài có thể sống ở điều kiện ánh sáng yếu, nhưng khi trồng đa dạng thủy sinh hơn, bạn bắt buộc phải đảm bảo được yếu tố ánh sáng thì chúng mới có thể phát triển được. Lượng ánh sáng được cung cấp hàng ngày giúp cho cây trong quá trình quang hợp. Đặc biệt một số loại yêu cầu đủ độ sáng thì mới có thể đạt tới màu sắc nhất định, và cả tốc độ sinh trưởng phát triển.
Đối với đèn led, có khả năng phát ra tia sáng, tia hồng ngoại.. có ánh sáng trắng, giúp cây thủy sinh phát triển cực nhanh. Tuổi thọ khá cao, tuy nhiên lại có nhược điểm là khá nóng. Loại đèn neon, thì rẻ hơn một chút, độ sáng cao và có khả năng phát tán đều khắp bể. Sức nóng yếu hơn, nhưng vẫn đáp ứng được, tuy nhiên nhược điểm là không tối ưu với các loại hồ sâu hơn 50cm.
Bố cục trong bể cá thủy sinh
Để có một bể cá thủy sinh đẹp, bố cục là một điều vô cùng quan trọng, việc kết hợp hài hòa giữa các loại cây cùng tiểu cảnh, sinh vật sẽ khiến bể cá của bạn trở nên nghệ thuật hơn.
Nền bể cá thủy sinh
Đối với phần nền, bạn nên chọn các loại sỏi, đá có màu nâu, xám và đen để tăng tính tự nhiên, lưu ý có một số loại đá sỏi để dưới đáy khiến cây mọc không tốt, bạn cần chọn đúng loại nhé.
Bố cục chung của bể
Bạn có thể chọn dạng cao hai bên thấp chính giữa hay ngược lại đều được, hoặc dạng cao một bên thấp một bên như hình tam giác. Nên tránh dạng vuông vì nó khiến không gian bị thu hẹp lại, không có chiều sâu.
Chọn phụ kiện thích hợp
Bạn nên chọn phụ kiện vừa phải với kích thước bể của mình. Các phụ kiện có tính tương đồng với nhau, nếu chọn viên đá nên cùng loại sau đó sắp xếp. Đối với các bể có diện tích nhỏ, không nên để nhiều phụ kiện, tiểu cảnh. Chỉ nên tập trung vào một điểm nhấn nếu bạn không muốn thật rối mắt khi nhìn vào.
Cây thủy sinh
Đầu tiên bạn cần chọn cây làm tiêu điểm, sau đó tới các loại cây cao thấp dựa theo cây tiêu điểm đã chọn. Với màu sắc thì có thể lựa các loại thủy sinh màu khác nhau, kích thước lá khác nhau, khiến hệ thủy sinh của bạn thêm sinh động và có chiều sâu tự nhiên.
Đặc biệt nên chọn các loại cây lá đỏ tăng độ tương phản cho bể cá của bạn. Tuy nhiên không nên để nhiều loại màu sắc này, tránh tình trạng đơn sắc trong hệ sinh thái của bạn.
Các loại sinh vật khác
Cá là loài chắc chắn cần có trong hệ sinh thái của bạn, tuy nhiên không nên thả ngay khi mới tạo bể. Ban đầu bạn chỉ nên chọn các con cá nhỏ, và vài chú cá lớn hơn một chút, sau đó mới thêm dần để không ảnh hưởng tới bố cục mà bạn đang tạo ra.
5. Các loại bể cá thủy sinh
Một bể cá thủy sinh trong nhà không chỉ giúp làm đẹp không gian sống còn giảm stress rất tốt. Cùng tham khảo một số loại phổ biến sau đây nhé!
Thủy sinh dương xỉ
Loại cây này vốn nổi tiếng với khả năng thích ứng nhanh chóng và sống được trong các điều kiện khác nhau dù khắc nghiệt. Với đặc điểm luôn xanh mướt cùng nhiều cành lá, mọc lên từ nền đất. Nên loại bể này thường được ưa chuộng để nuôi các loại cá như betta, bảy màu, ba đuôi… hay các giống cá nhỏ khác, vì không tốn nhiều thời gian để chăm sóc
Thủy sinh đá dạng núi
Các loại bể cá thủy sinh khác tập trung dùng cá và cây làm trọng điểm thì loại này tập trung vào phần bố cục đá, sỏi, sắp xếp theo các phong cách khác nhau, được tô điểm thêm các cây thủy sinh sống bám lên thành đá. Mô phỏng thiên nhiên đời thực nên khá bắt mắt và sinh động, chiều sâu chứa khoảng 1kg đá, giá cả khá vừa và không phức tạp
Thủy sinh có hình tượng phật
Nếu bạn là một người yêu thích sự uy nghiêm và linh thiêng, thì đây là lựa chọn dành cho bạn. Tượng phật được đặt ngay chính giữa bể, sau đó điểm thêm các loại cây thủy sinh và cá. Có thể đặt thêm hình ngôi chùa, sỏi đá để thêm nét tự nhiên. Loại bể này mang ý nghĩa phong thủy tâm linh nhiều hơn, hiện nay đang được nhiều người chơi lựa chọn.
Thủy sinh dạng treo tường
Với một số gia đình không có không gian nhiều , thì đây là lựa chọn không thể bỏ lỡ. Thông thường nó được đặt ở phòng khách hay phòng bếp để chiếu ánh sáng vào khiến lung linh hơn. Kết cấu tương tự các loại khách, tuy nhiên hệ thống nước phức tạp hơn, nên giá thành cao hơn các loại còn lại.
Thủy sinh Hà Lan
Với việc tập trung nhiều đa dạng loại cây thủy sinh, cộng thêm các chú cá bảy màu hay betta. Loại bể này thường dùng các dòng cây cắt cắm, bố cục chia làm 3 phần theo chiều rộng của bể, nhằm tăng độ tương phản.
Các loại cây thủy sinh hay trồng trong nước
Thực vật thủy sinh hay còn gọi là thực vật sống ở dưới nước. Các loại cây thủy sinh là các loại có thể sống trong môi trường ngập nước hoàn toàn. Một số loại khác trong hệ sinh thái này nhưng chỉ chịu được thân ngập một phần nước thì gọi là cây bán thủy sinh.
Tất cả các loại cây thủy sinh dù ngập nước hay bán cạn đều cần ánh sáng, dinh dưỡng và C02 để có thể phát triển.Tuy nhiên tùy từng loại mà yêu cầu về cách chế độ khác nhau. Đặc biệt, đa số các loại cây này đều ưa thích nhiệt độ mát mẻ trong khoảng từ 18-27 độ.
Cấp độ đơn giản nhất
- Đây là các loại thủy sinh có sức sống mạnh mẽ và phát triển được ngay cả khi điều kiện không cung cấp đầy đủ. Dù ánh sáng yếu hay lượng C02 thấp vẫn có thể sinh trưởng được.
- Bạn chỉ cần trồng lên phần đất nền hay gắn lên đá, các loại này phát triển khá chậm nên không cần nhiều thời gian chăm sóc.
- Các loại thường thấy như: các loại rêu thủy sinh (, các loại cây rong, ráy lá nhỏ, lệ nhi, cỏ thìa
Cấp độ tương đối
- Bắt đầu có một vài yêu Đối với ánh sáng là 0.5watt/lít nước, và có nguồn C02 đủ để cây phát triển màu sắc, mật độ.
- Phần đất nền cung bắt buộc theo đặc trưng của từng loài, ngoài ra còn phải cung cấp thêm phân bón cho cây định kỳ.
- Loại này phải kể đến : các dòng cây ráy, cỏ đỏ, rau má hương, cỏ bợ….Cần tối thiểu từ một lần một tuần để chăm sóc.
Cấp độ khó
- Yêu cầu ánh sáng lớn, đủ cho quá trình quang hợp hàng ngày, với lượng C02 tối thiểu phải 15-25mg trên một lít nước. Nhiệt độ giao động từ 23 đến 25 độ,
- Phần đất nền, phân và chất dinh dưỡng phải đảm bảo đủ thì cây thủy sinh mới có thể sinh trưởng và phát triển.
- Các dòng cây thủy sinh bạn có thể tham khảo: vảy ốc, huyết tâm lan, đại hồng huyết, trầu Iguazu, cỏ giấy utricularia, trân châu cuba hoặc trân châu nhật….
Toàn cảnh thú bể cá thủy sinh trên thế giới và Việt Nam
Ở Việt Nam bạn ở các thành phố lớn, thị trường mua bán bể cá thủy sinh trở nên rầm rộ hơn bao giờ hết. Với đa dạng các kiểu dáng, màu sắc và giá cả. Tuy nhiên ở các vùng nông thôn, chưa có sự phổ biến, vì thú chơi này yêu cầu nhiều kỹ năng, và giá cả có phần đắt đỏ.
Trên thế giới, nếu bạn là một người chơi hệ thủy sinh, hẳn biết đến cuộc thi quốc tế về trang trí hồ thủy sinh IAPLC. Nơi mà nhiều người đam mê thủy sinh trên toàn thế giới so tài về kỹ thuật, khéo léo, con mắt nghệ thuật. Có rất nhiều loại bể đẹp đến từ khắp các nơi trên thế giới.
Lợi ích thủy sinh đem lại
Một bể cá thủy sinh đem tới cho gia đình bạn không gian mát mẻ hơn, do bể thủy sinh cung cấp một lượng ẩm cho không khí cùng màu tươi mát, góp phần giải nhiệt cho cuộc sống của bạn, nhất là các gia đình thành phố với không gian không đủ lớn để trồng cây. Không những thế đây được em như một thú vui giảm stress rất tốt, tạo tính tỉ mỉ kiên trì cho người chơi bộ môn này.
Kết bài
Ngày nay, bể cá thủy sinh không còn là một hình ảnh khó bắt gặp ở Việt Nam, bởi tính phổ biến của thú vui này đang dần được nhiều người yêu thích. Với các lợi ích về mặt tinh thần đem lại, đây quả là một sự lựa chọn tối ưu cho các gia đình thành phố khi mong muốn một không gian sống gần thiên nhiên hơn. Hy vọng bài viết đem tới những thông tin hữu ích cho bạn.