Artemia – một loại thức ăn giàu chất đạm cũng như hàm lượng dinh dưỡng cao đối với các loại thủy hải sản. Nhiều hộ gia đình thường xuyên nuôi trồng loại này trong các trang trại để cung cấp nhiều chất cho tôm cá. Theo dõi nội dung bài viết sau đây để tìm hiểu cách nuôi loại ấu trùng này nhé.
Artemia là gì?
Artemia là tên khoa học của một loại ấu trùng giáp xác thuộc ngành Arthropoda, của lớp Crustacea, mang lớp phụ Brachiopoda, nằm trong bộ Anostraca. Có thể nói đây là một thấu trùng có chứa rất nhiều chất béo cũng như nhiều hàm lượng dinh dưỡng cao giúp cho sự phát triển của thủy hải sản.
Các hộ gia đình thường xuyên sử dụng loại Artemia này để chế biến thành thức ăn tươi sống cho các trang trại sản xuất tôm cá. Loại Artemia được chăn nuôi ở nhiều quốc gia trên thế giới và chúng có thể sinh sống ở điều kiện nước tự nhiên. Ấu trùng này thích hợp với khí hậu của các vùng đất nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Điều kiện sống
Các loại Artemia có thể sống ở điều kiện độ mặn dưới 70/1000 và được xem là một loại thức ăn chăn nuôi bổ dưỡng đối với tôm cá. Loại này có công dụng cực kỳ hiệu quả trong việc cung cấp hàm lượng dưỡng chất lớn cho thuỷ sản cũng như được nuôi ở điều kiện ruộng muối. Artemia có thể ăn các loại phân hoặc các loại cám gạo hạt đậu nành để sinh trưởng tốt.
Artemia thực chất là một ấu trùng mới nở, có công dụng cực kỳ tuyệt vời đối với sức khỏe của tôm cá. Chúng có hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ cao, có thể cung cấp nhiều axit amin và một số chất béo cần thiết giúp cho thủy hải sản sinh trưởng tốt nhất.
Tác dụng của ấu trùng
Artemia được tìm thấy ở nhiều nước trên thế giới những nơi có vùng mặn cao, hàm lượng nước bão hòa nằm trong khoảng từ 250/ 1000. Loại này có khả năng thích nghi với môi trường sống có độ mặn lớn cũng như được nuôi trồng nhiều để cung cấp thực phẩm cho thủy hải sản.
Nhiều hộ gia đình còn sử dụng các chất hữu cơ, các vị tảo cực nhỏ để làm thức ăn nuôi Artemia. Hàm lượng dưỡng chất lớn trong nước cũng được xem là giúp cho quá trình sinh trưởng của ấu trùng Artemia tốt hơn.
Artemia mang lại cho cá cảnh giá trị dinh dưỡng ra sao?
Artemia là một loại ấu trùng cung cấp nhiều hàm lượng dinh dưỡng tốt cho tôm cá bên cạnh đó, nó còn chứa nhiều chất khoáng giúp ích cho sự phát triển của thủy hải sản.Trong chúng có chứa nhiều lượng protein lớn, nằm trong khoảng từ 70%. Bên cạnh đó, hàm lượng khoáng ở ấu trùng này có thể đạt đến 50%.
Cùng với đó, một số axit béo, các khoáng chất không no lên đến 17% mg/g giúp cho tôm cá có thể dễ dàng tiêu hóa cũng như tăng cường khả năng sinh trưởng. Nhiều thành phần có trong Artemia sẽ giúp bảo vệ đường ruột cho thủy hải sản, hạn chế khả năng lây bệnh.
Bên cạnh đó, một số chất đạm có chứa trong Artemia cũng giúp cơ thể tôm cá có thể hấp thụ nhanh chóng hơn và tăng kích thước cơ thể. Chúng được nhiều người dân tin tưởng chăn nuôi để cung cấp hàm lượng khoáng chất tốt nhất cho thủy hải sản.
Vòng đời của Artemia
Vòng đời của Artemia trải qua rất nhiều giai đoạn được diễn ra cụ thể như sau:
Trứng Artemia
Giai đoạn đầu tiên mới bắt đầu, Artemia sẽ có màu vàng cam và một mắt màu đỏ ở phần phía đầu, trong giai đoạn này trứng còn nhỏ chưa phát triển nổi trội. Chiều dài của trứng chỉ nằm trong khoảng từ 400 – 500 µm. Trong thời điểm này, bộ máy tiêu hóa của Artemia cũng chưa hoàn chỉnh và chúng sẽ sinh sôi phát triển dựa vào nguồn cung cấp của noãn hoàng.
Ấu trùng lột xác
Sau khoảng thời gian 8 giờ thì trứng sẽ nở và các ấu trùng Artemia sẽ tiến hành lột xác. Ở quá trình này, nó có thể tiêu hóa nhiều loại thức ăn mang kích thước cực kỳ nhỏ từ 1 – 50 µm để sinh trưởng.
Sau khoảng từ 10 đến 15 ngày phát triển, ấu trùng phải trải qua nhiều lần lột xác để bước vào giai đoạn trưởng thành. Một con ấu trùng Artemia sẽ trải qua 15 lần lột xác để hoàn thiện các bộ phận cũng như dần dần hình thành chân và ngực. Loại thức ăn cho cá này sẽ có mắt kép ở hai bên cùng như ống tiêu hóa cực kỳ thẳng, có râu để cảm nhận cảm giác.
Giai đoạn trưởng thành
Artemia khi trưởng thành sẽ có sự thay đổi về hình thái đặc biệt cũng như phân giới tính. Trong giai đoạn này, các chân sẽ được phân chia thành ba bộ phận chính đó là chân chính, các nhánh chân, chân ngoài. Ấu trùng này có rất nhiều chân và mang màu đỏ đặc trưng.
Cách ấp Artemia ở nước ngọt thế nào?
Để có thể thực hiện nuôi ở nước ngọt thì mọi người cần tạo điều kiện nước thuận lợi cũng như cung cấp thêm hàm lượng muối trong nước. Ở giai đoạn này, chúng sẽ bắt đầu hút nước và thực hiện công tác chuyển hóa để phát triển cơ thể. Cách ấp trứng cho Artemia cực kỳ đơn giản và dễ dàng, khoảng 1 gram trứng mọi người cần chuẩn bị thêm 1 lít nước biển.
Nếu không có nước biển thì bạn sẽ tiến hành pha loãng 30 gam muối hột không có kết hợp cùng với 1 lít nước. Nên sử dụng các loại nước đã được loại bỏ clo để tạo nên môi trường thuận lợi nhất trong quá trình ấp Artemia cũng như giúp trứng phát triển tốt.
Khi tạo nên độ môi trường thích hợp tiến hành cho trứng Artemia vào khuấy đều và mở sục khí liên tục để quá trình hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Sau khoảng thời gian từ 20 đến 24 tiếng, các trứng nở thành ấu trùng và bạn tiến hành thu hoạch.
Cách nuôi Artemia để làm thức ăn cho tôm cá
Artemia dùng để làm thức ăn cho tôm cá cực kỳ dễ dàng và mang lại công dụng hiệu quả cao đối với sự sinh trưởng phát triển của tôm. Ấu trùng này được nuôi từ trứng hay còn gọi là trứng bào xác. Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, hiện nay trên thị trường là cung cấp khoảng 2 nghìn tấn trứng bào xác khô quanh năm giúp cho tôm có cơ hội nhận dinh dưỡng tốt.
Trứng Artemia này còn được đem đi xuất khẩu đến nhiều quốc gia khác nhau như: Mỹ, Thái Lan, Tây Ban Nha, hàn Quốc,Trung Quốc, Việt Nam…Loại thức ăn cho thủy hải sản này được cung cấp đi nhiều quốc gia giúp cho tôm cá có điều kiện phát triển tốt.
Trứng của Artemia khi được ấp trong khoảng 1 đến 2 tiếng sẽ hút rất nhiều nước và chương thành dạng hình tròn. Khoảng 15 giờ tiếp theo, trứng sẽ nở ra và các khối tách nhau tạo nên ấu trùng nhỏ trong màn. Nông dân có thể tiến hành lấy ấu trùng để tham gia nuôi trồng. Một số quy trình nuôi cụ thể sẽ được diễn ra theo các bước sau đây.
Bước 1: Chuẩn bị
Sau khi nước đã được khử trùng thì bạn tiến hành đưa trứng Artemia vào để ấp trong bể hình chóp trong suốt và thực hiện cho thêm máy thổi khí để tạo điều kiện thuận lợi cho trứng nở. Có thể đưa ra đèn led chiếu sáng và các lớp lưới lọc để giúp ấu trùng nở nhanh hơn.
Bước 2: Điều kiện ấp
Điều kiện ấp Artemia hoàn hảo nhất nằm trong khoảng nhiệt độ từ 25 đến 30 độ C và độ pH của nước từ 8 đến 8,5. Trong quá trình ấp, bạn nên kiểm tra độ mặn của nước nằm trong khoảng từ 3 – 35‰. Đây là điều kiện thuận lợi nhất để giúp cho trứng được phát triển tốt cũng như nhanh tạo ra ấu trùng.
Bước 3: Nuôi nước mặn
Sau khi cung cấp lượng nước tốt cho bể nuôi thì bạn tiến hành cho các ấu trùng Artemia vào lớp lưới lọc. Bạn có thể tiến hành cung cấp hàm lượng oxy lớn thông qua sục khí để giúp kích thích sự phát triển của ấu trùng nhỏ.
Khi nuôi nên thực hiện chiếu sáng đèn liên tục để nhiệt độ dao động trong khoảng từ 28 đến 30 độ C thuận lợi cho ấu trùng phát triển. Artemia là một loại ấu trùng phát triển cực kỳ nhanh chóng, trứng nở sau khoảng 24 giờ và được tách ra khỏi bào xác.
Người dân có thể tiến hành loại bỏ bào xác và mở van nước đáy bể để ấu trùng chảy từ từ vào nước. Tiến hành rửa sạch trứng này thì mọi người có thể thu hoạch được thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ cao đối với tôm.
Bước 4: Nuôi Artemia ngọt
Ấu trùng Artemia này có thể sống trong điều kiện không khí thấp và sinh trưởng trong nước ngọt. Tuy nhiên, trứng khi nở sẽ lâu hơn ở điều kiện nước mặn và mất khoảng 24 đến 36 tiếng. Quy trình ấp cực kỳ đơn giản, bạn sẽ tiến hành bỏ vào bể rồi cấp nước sau 24 giờ trứng sẽ nở và thu được ấu trùng.
Ấu trùng này có thể được sử dụng ngay để làm thức ăn cho tôm cá hoặc có thể nuôi trong điều kiện bể nước tự nhiên. Tuy nhiên, nếu để ấu trùng lâu hàm lượng dinh dưỡng sẽ bị mất đi cũng như các năng lượng dự trữ có trong Artemia sẽ bị giảm khoảng 25 đến 30%.
Các bệnh và cách điều trị bệnh của Artemia
Đuôi Artemia không quá khó tuy nhiên, các hộ gia đình muốn đạt hiệu quả cao cũng như tránh tình trạng nhiễm bệnh thì phải chú ý đến điều kiện thời tiết cũng như kỹ thuật. Trong quá trình nuôi bạn nên lưu ý theo dõi độ mặn của ao cũng như nắm rõ quy trình để hạn chế tình trạng Artemia bị biến chứng bất lợi như: Đục thân, nấm…
Một số căn bệnh thường gặp ở Artemia đó chính là chậm phát triển, cơ thể bị bám bẩn, không thể đẻ trứng, bị đục thân hoặc gặp các vấn đề liên quan đến vi khuẩn ô nhiễm. Để khắc phục hiện tượng này thì mọi người nên lưu ý quản lý môi trường ao nuôi cũng như tăng cường độ PH cho nước.
Để khắc phục các tình trạng bị bệnh cho Artemia thì mọi người cũng cần chú ý kiểm tra lượng nước thường xuyên để tránh tình trạng ao nuôi bị nhiễm khuẩn. Trong điều kiện mùa khô, các hộ gia đình cũng nên thử áp dụng mô hình mở rộng nguồn nước để giúp ấu trùng phát triển tốt.
Kết luận
Artemia là một ấu trùng mang lại công dụng cực kỳ tuyệt vời đối với việc nuôi trồng thủy hải sản. Loại này cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ lớn, bổ sung nhiều chất có lợi giúp tôm cá phát triển tốt, hạn chế tình trạng bệnh lý cũng như tăng khả năng sinh trưởng.