Tuy có vẻ ngoài không sặc sỡ như các loài cá cảnh khác nhưng cá thủy tinh trong suốt, lấp lánh nên thu hút được sự chú ý của rất nhiều người và được nuôi phổ biến, rộng rãi. Cúng tìm hiểu thêm các đặc tính cũng như quá trình nuôi và chăm sóc loài cá này nhé.
Khái quát về cá thủy tinh
Cá thuỷ tinh còn được gọi với cái tên khác nhau là cá kình hay cá trê kính, thế nhưng cái tên thủy tinh vẫn được nhiều người biết đến nhất hiện nay. Chúng thuộc loài cá da trơn Châu Á, tên khoa học Kryptopterus bicirrhis và thuộc chi Kryptopterus.
Loài cá này được tìm thấy chủ yếu trên hệ thống thoát nước của sông Mê Kông phía Nam của Lào đến đồng bằng Việt Nam, phía Nam sông Chao Phraya Thái Lan và sông Pahang của bán đảo Mã Lai. Bên cạnh đó, chúng cũng được tìm thấy ở sông Deli, hệ thống thoát nước Way Seputih ở Sumatra hay phía Đông sông Ciliwung, hệ thống sông Brantas của Indonesia, phía Nam sông Baram đến hệ thống sông Barito của Borneo.
Cá thủy tinh có đặc điểm gì?
Hình dáng
Đây là loài cá kỳ lạ nhất trên thế giới, chúng có thân hình trong suốt và chuyển sang màu xanh ánh kim khi có ánh sáng chiếu vào và khi chết cá thủy tinh sẽ chuyển sang có màu ánh sữa. Với đặc điểm này, toàn bộ các bộ phận bên trong cơ thể cá đều có thể nhìn thấy, vây bụng của loài cá này kéo dài từ khoang bụng cho tới tận đuôi.
Khi còn nhỏ, cá có màu trắng trong suốt, nhưng khi trưởng thành, chúng có màu ửng đỏ ở gần đuôi cùng màu xanh ánh kim dọc phần thân. Tùy vào từng loài mà cá kính có râu hoặc không có râu, loài có râu sẽ dài như lưỡi rắn. Nhờ những chiếc râu này sẽ giúp chúng xác định được thức ăn rất tốt.
Khi trưởng thành, cá thủy tinh có chiều dài khoảng 5 – 6cm và thường sống theo bầy đàn. Loài này rất dễ thích nghi và hiền lành nên có thể sống cùng được với hầu hết các loài cá cảnh.
Sinh sản
Chúng cũng là loài đẻ trứng trong quá trình sinh sản. Trứng cá kính thường bám ở trên các tảng đá, cây thuỷ sinh hoặc trên thành bể, sau khoảng 2 – 5 ngày thì trứng cá sẽ nở thành cá con. Với loài cá này thì bạn rất khó để phân biệt cá đực và cá cái, vì vậy, trong quá trình sinh sản, bạn cần tách chúng ra ngay sau khi đẻ trứng để hạn chế chúng có thể ăn cá con hoặc ăn trứng.
Loại cá
Loài cá này đang được bán rộng rãi trên thị trường với mức giá giao động từ 15.000 – 20.000 đồng/con với 2 dòng chính là cá thủy tinh thân thoi Ấn Độ và cá thủy tinh thân dài. Với dòng thân thoi thì chúng có thân dài và dẹp hình thoi, phần đầu và phần thân giữa to, nhỏ dần về đuôi.
Chăm sóc cá thủy tinh đúng cách
Cá thuỷ tinh là loài cá rất khoẻ mạnh, có sức đề kháng cao, dễ thích nghi nên phù hợp với rất nhiều môi trường sống, loại nước khác nhau cũng như các loại thức ăn khác nhau. Với đặc điểm trong suốt, nên để có thể ngắm nhìn những chú cá độc đáo này được rõ nhất, bạn cần chuẩn bị những bể cá thật tròn để có thể thấy chúng.
Hệ thống lọc nước
Trong quá trình nuôi cá, nhiều người nuôi cá cho rằng chỉ cần lắp bơm khí trong bể cá là được. Khi nước đục thì chỉ cần thay nước sạch mới vào bể là được nên không cần tới máy lọc nước. Đa số những người chơi cá chỉ chú trọng lọc nước, làm sạch bể cá bằng phương pháp sinh học. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm, vì chúng không thể làm sạch hoàn toàn các tạp chất có lẫn trong nước.
Cá thủy tinh phát triển và sinh trưởng tốt trong môi trường nước có nhiệt độ 20 – 28 độ C, độ PH 5 – 7 với ánh sáng vừa phải hoặc ánh sáng yếu. Đây là loài cá ăn tạp nên người nuôi có thể cho chúng ăn với bất kì loại thức ăn nào cũng được như cám, bobo, tảo, trùng chỉ, ấu trùng, đồ đông lạnh,…
Nuôi bất kỳ loại cá cảnh nào thì bạn cần chú ý tới môi trường sống của chúng, loại bỏ các vi khuẩn gây hại để phòng ngừa các loại bệnh tiềm ẩn, giúp cá luôn được khỏe mạnh. Vì vậy, việc lắp các hệ thống lọc nước là rất cần thiết, bạn có thể mua tại các cửa hàng hoặc tự thiết kế cho mình một hệ thống lọc nước đơn giản tại nhà.
Loài cá này rất dễ nuôi trong bể hoặc chậu thủy tinh theo từng đàn. Bạn không nên nuôi loài này riêng lẻ vì cũng sẽ thấy cô độc và chết dần nhưng mật độ cũng không được quá dày. Trung bình 1 lít nước / 1 con là vừa phải.
Tốc độ và chất lượng nước
- Phù thuộc vào từng loài cá mà bạn có những lưu ý cơ bản để phù hợp với chúng nhưng bất kỳ loài cá nào bạn cũng nên thiết kế cho bể hệ thống nước chảy tuần hoàn. Tốc độ nước chảy càng giống với môi trường tự nhiên càng tốt vì nó sẽ giúp cho cá dễ thích nghi trong môi trường bề nước.
- Kiểm tra chất lượng của nước thường xuyên cũng như theo dõi cẩn thận sức khỏe của cá để đảm bảo nước luôn sạch, phù hợp giúp cho cá thủy tinh phát triển tốt cũng như phòng tránh các mầm bệnh gây hại cho cá. Việc theo dõi cá thường xuyên sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời, giúp ngăn ngừa bệnh phát triển và lây lan rộng cho cả bể cá.
Thay nước cho bể
Trong quá trình nuôi, bạn không nên thay toàn bộ nước trong bể vì nó sẽ làm thay đổi hoàn toàn đến môi trường sống của cá thủy tinh thay vào đó, bạn nên giữ lại một phần nước cũ giúp cá thích nghi nhanh hơn với môi trường.
Lượng nước mới được bổ sung sẽ làm cân bằng các khoáng chất có trong nước, cá cũng như thục vật thủy sinh trao đổi chất được tốt hơn, giúp cá sinh trưởng, phát triển tốt. Cứ 3 – 7 ngày bạn thay nước cho cá một lần là được, không cần thay quá thường xuyên.
Bạn có thể nuôi chung cùng với các loài cá cảnh khác vì cá thủy tinh rất hiền lành. Bạn có thể nuôi chúng chung với các loại cá như cá bảy màu, cá sọc ngựa, cá mây trắng,… để làm cho bể cá của bạn thêm sinh động, phong phú.
Cá thủy tinh ăn gì?
Loài cá kính này thường đi kiếm thức ăn vào ban ngày và chúng thường ăn các loài vật có kích thước nhỏ, không xương như ấu trùng, bọ gậy, loăng quăng,… Tuy nhiên, để đảm bảo dưỡng chất đầy đủ cho cá, bạn có thể bổ sung thêm các thức ăn viên, thịt cắt nhỏ, rau, đồ đông lạnh,… sẽ giúp loài cá kính này phát triển khỏe mạnh hơn, nên cho ăn đúng bữa và không ăn quá nhiều một lúc.
Cho cá ăn 2 bữa một ngày, với lượng thức ăn vừa phải, không quá nhiều để tránh để lại lượng thức ăn dư thừa. Thức ăn dư thừa sẽ bị phân hủy và làm ô nhiễm, ảnh hưởng tới chất lượng nước. Ngoài ra, bạn cũng không nên cho cá thủy tinh ăn giun vì chúng có chứa rất nhiều sinh vật gây hại, mang theo các mầm bệnh, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cá.
Cá thủy tinh sinh sản như nào?
Loài cá này sinh sản theo mùa, và chúng thường sinh sản vào mùa mưa. Vì vậy, trong quá tình nuôi, bạn cần hạ nhiệt độ nước của bể xuống 23 độ C đồng thời bổ sung thêm nguồn nước ngọt chảy nhỏ giọt mỗi ngày. Nhiệt độ thấp hơn cùng lượng nước ngọt bổ sung sẽ tạo điều kiện giống với mùa mưa ở môi trường tự nhiên giúp cho cá thủy tinh tin rằng đã bước vào mùa sinh sản.
Vào thời điểm này, bạn cần bổ sung thức ăn cho chúng. Cá sống ở môi trường tự nhiên sẽ có lượng thức ăn dồi dào, mang lại cho chúng nguồn năng lượng cần thiết trong quá trình sinh sản. Nếu thành công trong việc nhân giống, thì cá cái sẽ đẻ trứng lên các tảng đá hoặc cây thủy sinh.
Những quả trứng sẽ nở sau 3 – 4 ngày. Cá con khi mới nở sẽ rất nhỏ nhưng vẫn đủ lớn để ăn các tôm con ngâm nước muối. Loài cá này thì rất khó để nhận biết được con cái và con đực vì cá cái chỉ lớn hơn cá đực 1 chút và chúng giữ trứng cá ở dạ dày cho nên sau khi đẻ trứng xong, bạn tách cặp bố mẹ ra khỏi bể cá là được.
Mua cá thủy tinh cần lưu ý gì?
Dù nuôi bất kỳ loại cá nào thì quá trình chọn giống là vô cùng quan trọng vì các con giống có tốt thì mới phát triển, sinh trưởng tốt được. Một số điều cần lưu ý trong quá trình mua và nuôi cá:
- Không chọn mua những con cá có màu trắng đục, bơi yếu, lờ đờ, không còn nhanh nhẹn. Những con cá hay nổi trên bề mặt nước hoặc bị đứt mất râu cũng không nên chọn.
- Bể cá nên có có các cây thủy sinh để giúp cân bằng môi trường sống cũng như tạo nơi chốn ẩn cho cá. Chúng phát triển tốt trong môi trường kiềm nhẹ, độ cứng của nước không quá 10°dH với nhiệt độ từ 22 – 26℃.
- Cá thủy tinh là loài cá tầng đáy, hay di chuyển theo đàn và khi bơi đuôi cá hướng xuống phía dưới. Chúng không quá kén ăn và ăn được hầu hết các loại thức ăn nhưng bạn cũng cần lưu ý chế độ dinh dưỡng cho cá nhé.
- Loài cá này có tính tự vệ rất độc đáo, chúng sẽ họp lại với nhau thành từng đàn nhỏ để tấn công các con mồi. Màu trong suốt hòa vào nước giúp cho chúng khó nhận biết, làm rối mắt kẻ thù.
- Loài cá này dễ mắc các bệnh nấm trắng vì thấy bạn cần vệ sinh nước thường xuyên đảm bảo môi trường sống cho cá được cân bằng.
- Do đặc điểm độc đáo, nên bạn có thể thiết kế thêm đèn vào trong bể kính sẽ giúp cho cá lên màu rất đẹp và bắt mắt đặc biệt là khi nuôi chúng theo đàn trong bể lớn.
Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp khá chi tiết, đầy đủ cho bạn về đặc điểm cũng như quá trình nuôi và chăm sóc loài cá thủy tinh hiền lành, thân thiện này. Hãy làm bể cá của bạn thêm thu hút hơn nhờ những chú cá kính độc đáo, lạ mắt này nhé.