Cá Sọc Ngựa chính là loài cá thủy sinh khá quen thuộc được rất nhiều gia đình nuôi dưỡng để tăng tính phong thủy cũng như là một thú vui. Tuy nhiên, với nhiều người đây lại là một loài còn khá xa lạ. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm, tập tính hay cách chăm sóc và phòng bệnh của giống này qua bài viết sau.
Giới thiệu chi tiết về cá Sọc Ngựa
Cá Sọc Ngựa còn được gọi bằng các tên khác như cá ngựa vằn thuộc họ của cá chép và được tìm thấy lần đầu ở khu vực Nam Á. Đây là loài có thân hình dẹp, mỏng, đầu có cặp râu. Thức ăn của chúng sẽ là các loài giáp xác, động vật không xương hay côn trùng.
Hiện nay loài cá này đã được lai tạo để có nhiều phiên bản về màu sắc như đỏ, sọc vàng, sọc xanh…. Cá cũng là loài khá dễ nuôi nên rất phù hợp cho những ai mới bắt đầu chơi cá cảnh. Chúng thường bơi theo đàn ở tầng nước sát bên trên nên sẽ tạo nên một khung cảnh vô cùng đẹp mắt cho bể thủy sinh của người chơi.
Cá cái thường sẽ có bụng tròn hơn các con đực, đầu lõm, lưng màu oliu, bụng trắng khi kết hợp cùng các màu sắc khác sẽ tạo nên vẻ đẹp riêng. Đối với cá được thường có màu kim kết hợp cùng các vạch dọc màu đậm chạy dài khắp cơ thể từ đuôi lên đến đầu. Điều đặc biệt ở loài cá này chính là bụng trong suốt. Nhìn chung, cá Sọc Ngựa chính là loài cá ngựa dễ nuôi có thể sống chung cùng với nhiều loài khác nhau.
Cá ngựa vằn là loài cá tiểu cảnh hiền lành nên có thể sống cùng với nhiều loài cá khác nhau trong cùng một bể thuỷ sinh. Đa số loài này dễ nuôi, dễ ăn ít khi mắc bệnh. Do đó đây được xem là lựa chọn hàng đầu của những người mới bắt đầu chơi cá cảnh nói chung.
Đặc điểm nhận dạng của cá Sọc Ngựa
Với nhiều người chơi cá cảnh thường lựa chọn cá ngựa vằn để bắt đầu bởi chúng là loài có nhiều đặc điểm dễ nuôi như sau:
Hành vi
Cá Sọc Ngựa được đánh giá là loài có hành vi săn đuổi, chúng có thể hung dữ để đuổi theo các loài cá cá di chuyển chậm hơn. Hay thậm chí cắn vào vây của đối phương. Trong môi trường sống loài sinh vật cảnh này thường có lối sống theo bầy đàn. Do đó chúng sẽ không thể tự mình hành động bởi rất dễ bị tấn công ngược lại.
Ngoại hình
Trong môi trường tự nhiên, cá Sọc Ngựa có màu sắc thường thấy của chúng bao gồm bạc, vàng, xanh. Điểm đặc biệt nữa là sẽ có một vài biến thể dạng lưỡng hình giới tính có đặc điểm của cả con cái và con đực.
Cá đực sẽ có thân hình mảnh mai hơn so với các con cái trò trịa và đầy đặn hơn. Hiện nay chúng đã được công nghiệp hóa để mang đến nhiều biến thể khác nhau về màu sắc. Như biến thể dạng bạch tạc rất khó có thể hình thành, nhưng con người đã lai tạo được một cách phổ biến.
Ngoài việc màu sắc được thay đổi, chúng ta còn có thể nhìn thấy chúng có màu vàng. Hay cá sọc xanh của những biến thể tự nhiên đã hoàn toàn có thân hình một màu siêu đẹp bằng các công nghệ biến đổi gen. Việc này cũng đã giúp làm tăng số lượng cá đa dạng hơn về màu sắc.
Kích thước
Cá Sọc Ngựa có thể thể dài lên đến 5cm, tuy nhiên ở trong môi trường ao nuôi cá có thể đạt được chiều dài lớn hơn. Một phần nguyên nhân được cho là do nguồn thức ăn mà chúng được cung cấp phong phú hơn trong các bể.
Môi trường sống
Loài cá này đã được tìm thấy đầu tiên tại nơi có nhiệt độ nhiệt đới tại vùng thuộc Bangladesh đến Bhutan và Ấn Độ. Các địa điểm này có nhiệt độ khoảng 25 đến 28 độ nếu ở mùa hè. Nhưng cũng sẽ giảm xuống khi màu đông đến.
Cá Sọc Ngựa còn được tìm thấy sinh sống tại các môi trường khác nhau như sông suối có lượng nước chảy chậm. Hay ở các ao hồ nhập nhiều nước và cả ngoài đồng rộng khi có mùa gió chướng. Có thể thấy loài cái này có thể sinh sống tại các nơi có đáy phù sa nhiều cây cối xanh tốt.
Sinh sản
Cá ngựa vằn hầu như có thể đẻ quanh năm nhưng chủ yếu tập trung vào các thời điểm mưa nhiều từ tháng 6 đến tháng 10 và ít nhất ở tháng 12. Loài cá này có chu kỳ sinh sản không dài nên thường đẻ nhiều lần trong năm ở môi trường thích hợp là 27 đến 28 độ. Từ 4 tháng tuổi trở đi là cá ngựa vằn bắt đầu thục sinh dục, thời gian để tái thành có thể từ 9 đến 15 ngày.
Các loại cá Sọc Ngựa hiện nay đang có
Cá ngựa vằn hiện đang khá đa dạng về chủng loại cũng như màu sắc. Cùng điểm danh các loài cá hiện có để hiểu hơn về sự đa dạng của loài này ra sao:
Cá Sọc Ngựa thường
Đây chính là loài cá sọc vằn sống chủ yếu ở sông hồ và được vớt về chăm sóc nhân giống ra thị trường. Màu sắc chủ yếu của loại thường này chỉ có sọc đen và sọc đỏ hay hồng. Do đó giá thành loại này cũng khá phù hợp cho người mới chơi chỉ khoảng 5 nghìn đồng/con.
Nhưng chỉ cần chăm sóc và cho ăn uống đầy đủ là những chú cá Sọc Ngựa này sẽ lên màu đệm đẹp không thua kém bất cứ loại nào cả.
Cá Sọc Ngựa vây dài cánh tiên
Cá ngựa vằn vi tiên cánh dài chính là loài đẹp và đặc biệt nhất trên thị trường hiện nay. Chúng có đặc điểm nhận dạng chính là ở vi cá dài cùng thân hình to đẹp giúp nổi bật hơn so với những loại khác. Giá thành của loại này cũng cao hơn tùy thuộc vào màu sắc của chúng. Nhưng sẽ giao động từ 45 cho đến 100 nghìn đồng/ 1 con.
Sọc ngựa dạ quang
Cá ngựa vằn dạ quang chính là loài cá phát ra ánh dạ quang khi được chiếu đèn màu vào. Đây chính là biến chủng được lai tạo và nhân giống để cho ra đời nhiều màu sắc mang đến vẻ đẹp hơn loài bình thường. Với khoảng từ 10 đến 15 nghìn đồng là người chơi đã sở hữu một chú cá ngựa vằn về nuôi.
Cách nuôi cá ngựa vằn
Cá Sọc Ngựa thường sống theo bầy đàn, do đó người nuôi cần có ít nhất 10 con mới tăng được vẻ đẹp khi chúng cùng nhau bơi lội. Chúng cũng không quá kén thức ăn và yêu thích các loài côn trùng có kích thước nhỏ hay các hạt thức ăn cho cá. Ngoài ra người nuôi cũng cần chú ý đến các kỹ thuật sau
Loài cá có thể sống chung với cá ngựa vằn
Cá Sọc Ngựa vốn sống hiền lành, không mấy khi gây sự với đồng loại nên người chơi có thể nuôi chung cùng với cá lan thọ, cá kiếm, cá 7 màu hay bình tích….Cấm kỵ nuôi chung với cá phượng hoàng, cá rồng hay xê xan. Bởi những loài này có bộ vây dài sẽ bị biệt đội này lao vào rỉa vây.
Bể dùng để nuôi cá ngựa vằn
Nước để cho cá sinh sống luôn đảm bảo phải sạch và không bị ô nhiễm. Người nuôi cần thường xuyên cọ rửa vệ sinh bể nuôi. Nhiệt độ từ 20 đến 28 độ, độ PH khoảng 7 là lý tưởng nhất để nuôi cá.
Bởi chiều dài của cá ngựa vằn không quá 6cm nên người nuôi chỉ cần một chiếc bể nhỏ là được. Đặc biệt cần vệ sinh kỹ càng như rửa sạch rồi phơi nắng khoảng vài ngày để loại bỏ hết các chất độc hại hay clo có trong nước mày.Vào mùa đông lạnh bể cần được trang bị lò sưởi để cho cá có thể sinh sống tốt
Hệ thống lọc nước trong bể
Cá ngựa ít khi mắc các bệnh, nhưng người nuôi vẫn không được chủ quan để mang đến cho chúng một môi trường sống với chất lượng nước luôn được đảm bảo. Độ sạch chính là quyết định lớn nhất cho sự phát triển hay mắc bệnh của cá.
Bể nuôi cần được trang bị thiết bị lọc nước 27/7, hay được sát khuẩn cũng như tiêu diệt mầm bệnh định kỳ. Người nuôi còn phải để ý đến nhiệt độ chiếu sáng vào trong bể. Bởi nếu tác động thị lực vào môi trường của chúng cũng làm cá gặp khó khăn trong quy trình đi tìm môi hay di chuyển của mình.
Một số bệnh thường gặp của cá Sọc Ngựa và cách điều trị
Cá ngựa vằn là loài năng động phàm ăn lại thích nghi nhanh với nhiều môi trường. Do đó chúng không thể nào tránh được một số bệnh thường gặp. Cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách điều trị cho đàn cá này nhé.
Bị nhiễm nấm
Trong quá trình chăm sóc, người nuôi có thể nhìn thấy cơ thể của cá Sọc Ngựa có những đốm như phát ban. Hoặc thậm chỉ xuất hiện hẳn một lớp màng mỏng dạng sợi. thì đây chính là các triệu chứng cho thấy cá đã bị nhiễm nấm.
Nhiễm bệnh rung
Nếu nhìn thấy cá Sọc Ngựa như có vẻ đang di chuyển nhưng lại chỉ đang đứng yên thì đó là dấu hiệu của bệnh rung. Nguyên nhân gây nên bệnh chính là do các thức ăn của cá đang bị rối loạn.
Người nuôi có thể chữa bệnh này bằng cách kiểm tra các yếu tố có thể gây ảnh hưởng để môi trường của cá như: nhiệt độ, nguồn thức ăn hàng ngày, nguồn nước có đảm bảo chưa, hay độ PH…
Bệnh thối đuôi thối vây
Trong quá trình di chuyển cá Sọc Ngựa có thể bị thương hay xây xát, thậm chỉ sống tại môi trường nước không đảm bảo. Đây chính là nguyên nhân tạo ra bệnh thối đuôi và thối vây ở cá ngựa vằn này.
Để điều trị được bệnh này hiệu quả và nhanh nhất, anh em cần đến hiệu thuốc để mua các loại chuyên đặc trị. Cách dùng là kiều lượng sẽ được hướng dẫn chính xác. Ngoài ra bạn cũng có thể pha thêm chút muối vào nước trong bể để tăng độ sát khuẩn.
Kết luận
Nội dung bài viết trên đã giúp các bạn có thêm hiểu biết về cá Sọc Ngựa. Đây là loài cá cảnh rất dễ nuôi lại đẹp mắt, hy vọng với những thông tin được cung cấp sẽ giúp bạn sở hữu cho mình một bể cá ngựa vằn thật sinh động và khỏe mạnh không mắc bệnh.