Cá cảnhTép cảnh - Loài thủy sinh với vẻ ngoài nhỏ xinh, bắt...

Tép cảnh – Loài thủy sinh với vẻ ngoài nhỏ xinh, bắt mắt

Những năm trở lại đây, phong trào nuôi tép cảnh đã dần trở nên phổ biến thu hút đông đảo người chú ý. Loài thủy sinh này rất nhỏ bé nhưng gây nổi bật bởi màu sắc bắt mắt và nhiều loại độc đáo. Nội dung bài viết sau đây của chúng tôi sẽ nhanh chóng đưa bạn đi tìm hiểu về tép này cùng cách nuôi cho mọi người tham khảo. 

Đôi nét về tép cảnh

Tép cảnh hay còn được biết tới với cái tên tép kiểng, tép thủy sinh và thuộc họ Atyidae, chi Caridina. Chúng có nguồn gốc từ những con suối hay các hồ nhiều cây cối đá sỏi và gỗ mục tại miền nam Trung Quốc. Đồng thời, trong quá trình lai tạo một số loại đã ra đời khiến cho giống đa dạng hơn. 

Đôi nét về tép cảnh
Tép cảnh nổi bật với vẻ ngoài bắt mắt nhiều màu sắc

Tép cảnh nổi bật với nhiều màu sắc bắt mắt và chúng thường được nuôi trong bể để trong nhà. Việc nuôi loài thủy sinh này mang đến tác dụng đặc biệt khi giúp chúng ta loại trừ đi những rong rêu gây hại ở trong bể cá. Bởi thế càng ngày chúng lại được ưa chuộng và khiến nhiều người ráo riết săn lùng. 

Hiện nay, tép cảnh được đánh giá là rất đa dạng khi có nhiều loại khác nhau cho mọi người lựa chọn để nuôi. Phổ biến nhất phải kể tới đó chính là tép đỏ, tép ong đỏ, tép vàng, tép Rili, tép ong đen, tép Pumpkin bí đỏ,… Mỗi loại có những đặc trưng riêng thu hút ánh nhìn của mọi người. 

Tép cảnh ăn gì ?

Tép kiểng là loài thủy sinh rất được ưa chuộng trong thời gian gần đây. Việc nuôi chúng cũng khá đơn giản vì khả năng ăn tạp không có gì đặc biệt. Bởi thế ở các hồ, bể hiện nay đều xuất hiện tép cảnh làm phong phú thêm cho hệ sinh thái. Mời bạn cùng khám phá về các loại thức ăn của chúng ngay sau đây để hiểu rõ: 

Các loại tảo và rêu hại

Nguồn thức ăn tự nhiên của tép cảnh được yêu thích nhất đó chính là tảo và rêu gây hại. Ở những hồ thủy sinh thường có các loại ảnh thưởng gây hại nên việc chúng ta nuôi chúng cùng cá ngoài tác dụng làm đẹp còn để dọn dẹp sạch sẽ. Nó sẽ tiêu diệt hết tất cả các tảo và rêu hại chỉ trong thời gian ngắn. 

Thức ăn từ thực vật

Ngoài thức ăn tự nhiên có trong tảo và rêu thì tép cảnh còn có thể ăn thực vật, rau củ mềm như dưa leo, dưa chuột, cà rốt cắt lát đã chần hay luộc chín. Đồng thời, chúng ta có thể bổ sung thêm cho cúng lá bàng, lá dâu khô và nên luộc qua để loại bỏ bớt vi khuẩn có trong đó.

Thức ăn từ thực vật
Bạn nên cho tép cảnh ăn với lượng vừa đủ tránh dư thừa gây ô nhiễm

Lưu ý trong việc cho ăn thức ăn từ thực vật này đối với tép cảnh là bạn cần phải rửa thật sạch và thái ra thành từng lát mỏng sau đó hãy luộc chín trước khi đem cho chúng thưởng thức. Đồng thời chúng ta nên cho tép ăn với lượng vừa phải, tránh tình trạng dư thừa sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường nước trong bể làm phát sinh ô nhiễm. 

Thức ăn công nghiệp 

Ngoài những loại trên thị trường hiện nay trên thị trường đã cung cấp khá nhiều các loại thức ăn cho tép cảnh là thực phẩm công nghiệp. Nó được chế biến sẵn và dành riêng cho loài thủy sinh này. Bạn có thể sử dụng khá tiện lợi khi không có thời gian thái rau củ mà vẫn khá an toàn và đảm bảo bổ sung dinh dưỡng cho tép. 

Hiện nay trên thị trường có đa dạng nguồn thức ăn chế biến sẵn cho tép cảnh cho bạn lựa chọn sử dụng. Nổi bật trong đó là một số cái tên như Rau bina, Crystal, Viên khoáng Shera, Shirakura,… Chúng ta có thể tùy vào từng nhu cầu thực tế mà lựa chọn loại phù hợp với mình nhé. 

Nguyên tắc cho tép cảnh ăn

Để có thể nuôi tép cảnh sinh trưởng phát triển tốt bạn cần nắm được các nguyên tắc khi cho ăn. Mỗi ngày, mọi người chỉ nên cho chúng ăn một lần với lượng vừa phải, tránh dư thừa sinh ra các vi khuẩn gây hại và làm ô nhiễm nguồn nước. Khi muốn tép kiểng lớn nhanh chúng ta có thể bổ sung lượng nhiều hơn. Tuy vậy, bạn hãy để ý khi nó ăn xong lấy hết phần thừa để tránh ảnh hưởng môi trường sống.

Ngoài ra, bạn nên chú ý tới việc thay nước trong bể nuôi tép cảnh thủy sinh 10% nước 1 tuần. Chúng ta có thể sử dụng máy trực tiếp để đảm bảo sức khỏe cho môi trường sống của tép luôn sạch sẽ, tránh gây bệnh. 

Môi trường nuôi tép cảnh sinh sản như thế nào?

Tép cảnh khi nuôi bạn cần đặc biệt chú ý tới môi trường nước để chúng sống khỏe và có màu đẹp mắt. Không những vậy nó rất quan trọng cho quá trình sinh sản. Loài tép kiểng này khá nhạy cảm với môi trường nước nên mọi người nên chú ý. Bạn muốn có một đàn tép cảnh đẹp cần thiết phải sử dụng các biện pháp phòng tránh và yếu tố gây hại cho chúng. 

Môi trường nuôi tép cảnh sinh sản như thế nào?
Môi trường nuôi tép cảnh sinh sản cần đảm bảo điều kiện gì?

Điều kiện để nuôi tép cảnh sinh sản phát triển là ở nguồn nước có độ pH 5 – 8, độ cứng kH khoảng 1-6. Lý tưởng nhất là nằm ở mức độ pH= 6,2 – 6,8, độ kH 1 – 2. Bạn nên chú ý đừng nên để độ pH tăng cao vì sẽ gây nguy hiểm đe dọa đến sự sống của chúng. Khi quan sát thấy tép có biểu hiện như nhạt màu nghĩa là chất lượng môi trường nước bị giảm sút và bạn cần phải làm sạch chất bẩn dưới nền và thay ⅓ lượng nước có trong bể. 

Nhiệt độ nước hồ nuôi tép cảnh sinh sản ra sao?

Tép kiểng là loài thủy sinh đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ của môi trường nước. Bởi vậy khi nuôi chúng bạn cần chú ý đến việc khống chế nhiệt độ đừng nên để ở mức cao. Nhiệt độ phù hợp nhất nằm trong khoảng 22 – 24°C cho tép cảnh sinh sản và phát triển tốt. 

Đối với tép cảnh trong giai đoạn đẻ trứng sẽ cần nhiệt độ cao hơn 1 – 2°C và mức 25°C là lý tưởng nhất để chúng có thể ấp trứng. Bởi nhiệt độ càng giảm thì lượng oxy có trong nước sẽ tăng lên. Vì thế khi chúng ta nuôi tép cảnh ở nhiệt độ thấp sẽ dễ sống hơn. Nếu trường hợp mức nhiệt tăng cao trên 28°C sẽ khiến cho tép kiểng không thể đẻ trứng và còn gây ra tình trạng phai màu. 

Quá trình tép cảnh lột xác

Đối với tép kiểng đều phải trải qua quá trình lột xác để phát triển và dần lớn lên. Đối với điều kiện nước mềm độ axit yếu chúng thường có màu sắc nhạt hơn môi trường nước cứng. Thế nên khi nuôi tép cảnh bạn cần để trong môi trường nước cứng với độ kH lớn hơn 8 như dòng nước ngầm tự nhiên hay nước máy. Chúng ta thường xuyên bổ sung các chất khoáng để tép có thể lên mày đẹp, chuẩn không bị nhạt. 

Quá trình tép cảnh lột xác
Quá trình lột xác khiến cho tép kiểng phát triển lớn dần lên

Thế nhưng theo nghiên cứu chỉ ra khi nuôi tép cảnh sinh sản chúng ta chỉ nên sử dụng nguồn nước mềm với độ kH nhỏ hơn 8 điển hình như nước đá, nước tinh khiết, nước mưa. Lý tưởng nhất là bạn nên sử dụng nước cất hay có độ pH trung tính sẽ đạt hiệu quả tốt nhất. Đồng thời trong điều kiện nước mềm tép cảnh sẽ sống sót cao và kích thích chúng đẻ trứng nhiều hơn. 

Cách nuôi tép cảnh chính xác 

Như đã nói trong thời gian gần đây ngày càng có nhiều người nuôi tép cảnh thủy sinh với mục đích làm đẹp và tiêu diệt những rong rêu gây hại. Để có thể thuận lợi cho chúng sinh trưởng và phát triển tốt bạn cần lưu ý đến cách nuôi đối với từng loại, cụ thể như: 

Cách nuôi Tép Vàng thủy sinh

Một trong những giống tép cảnh được yêu thích và phổ biến phải kể đến đó chính là Tép Vàng. Nó có hình dạng và kích thước giống với loại Tép Đỏ nhưng cách chọn lọc và chăm sóc khác nhau. Người nuôi cần chú ý các vấn đề liên quan để quá trình sinh sản và sinh trưởng của chúng được thuận lợi. 

Cách nuôi Tép Vàng thủy sinh
Bạn nên nắm được cách chăm sóc nuôi tép vàng phù hợp

Khi tép cảnh Vàng đang ở trong giai đoạn sinh sản mọi người đừng nên tạo ra thay đổi lớn đối với chúng mà chỉ cần đảm bảo mức nhiệt độ 15°C – 18°C. Nồng độ pH từ 6 – 8.4 sẽ thích hợp cho tép phát triển. Bạn cần chú ý việc bổ sung chất dinh dưỡng cho chúng để tép con ra đời có chất lượng cao. Người nuôi cần đặt nhiều rong rêu trong bể để cung cấp lượng thức ăn dồi dào cho tép. 

Bên cạnh đó bạn cần đảm bảo đủ ánh sáng và bổ sung oxy cho tép cảnh. Bởi điều này đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản của nó. Thực ra thì mọi người chỉ cần chú ý đến một số điều đã được chúng tôi nói ở trên là quá trình nuôi Tép Vàng sẽ diễn ra thuận lợi. 

Cách nuôi Tép Ong đỏ 

Tép Đỏ cũng là loại phổ biến được nhiều người nuôi ưa chuộng hiện nay. Nó rất đẹp bắt mắt luôn nổi bật trong hồ thủy sinh. Bởi chúng khả năng tiêu diệt tảo của chúng khá hiệu quả chỉ sau khoảng thời gian ngắn giúp cho bể luôn sạch sẽ. Để loại tép cảnh này sinh trưởng và phát triển nhanh bạn cần quan tâm tới lượng thức ăn cung cấp cho chúng như vỏ ốc biển và cây thủy sinh. 

Tép Ong đỏ được nhận xét là loài sinh vật cảnh khá khó nuôi nên để chúng có thể tồn tại đòi hỏi người chăm sóc phải thật cẩn thận. Tép cảnh này sống trong môi trường có độ pH 6,2 – 6,8. Nhiệt độ lý tưởng để có thể nuôi chúng đó là sinh sản vào khoảng 23-28°C.

Khi nuôi loại Tép Đỏ điều quan trọng là bạn phải duy trì môi trường nước sạch không bị ô nhiễm. Loài tép cảnh này khá nhạy cảm nên chỉ cần thay đổi nhỏ cũng khiến chúng nhạt màu hay chết. Lượng thức ăn cho chúng cũng cần được thay đổi thường xuyên nhằm cung cấp dinh dưỡng. 

Ngoài ra khi nuôi tép đỏ cần phải chú ý tới diện tích bể nuôi cho phù hợp để duy trì sự sinh trưởng của chúng. Hơn nữa bạn nên sử dụng bể lọc để loại bỏ đồ ăn thừa và chất thải. Muốn tép lên màu đẹp chúng ta cần chú ý tới cường độ ánh sáng và nó cũng khiến vỏ của chúng trông cứng hơn. 

Kết luận

Như vậy với toàn bộ nội dung cung cấp trong bài viết trên đã mang tới cho độc giả những thông tin hữu ích về tép cảnh. Loài thủy sinh nhỏ xinh này luôn thu hút sự chú ý của mọi người với vẻ ngoài đẹp mắt cùng khả năng dọn dẹp rêu gây hại cho bể cá. Tuy nhiên để chúng có thể sinh trưởng và phát triển tốt bạn cần thiết phải nắm bắt được các kinh nghiệm chăm sóc kỹ lưỡng. 

Xem nhiều nhất

Hướng dẫn Kỹ thuật Nuôi Cá Phát Tài: Bí quyết để Thành công

Hướng dẫn Kỹ thuật Nuôi Cá Phát Tài là một bài viết hữu ích giúp bạn có thể tìm hiểu về các kỹ thuật...

Các loại thức ăn tốt nhất cho cá phát tài: Cá phát tài ăn gì?

Cá phát tài ăn gì? Cá phát tài là một loài cá đặc biệt, có nhu cầu dinh dưỡng khác biệt so với các...

Cá Phát Tài: Hướng Dẫn Nuôi Chung Với Loài Cá Nào

Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về cách nuôi chung cá, các loài cá phù hợp với nhau,...